Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Công nghệ blockchain cải tiến dây chuyền sản xuất nông nghiệp

Công nghệ blockchain cải tiến dây chuyền sản xuất nông nghiệp
Tác giả: Phạm Hiếu
Ngày đăng: 16/10/2020

Công nghệ blockchain sẽ giúp cải tiến các khâu quan trọng trong chăn nuôi, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.

Công nghệ blockchain sẽ giúp người nông dân quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Công nghệ blockchain: Tiên tiến, hiện đại

Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, blockchain (chuỗi khối) được xem là một công nghệ "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.

Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ blockchain là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực. 

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. 

Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin. 

Công nghệ blockchain xuất hiện để phục vụ truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi. 

Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin.

Trong lĩnh vực nông nghiệp hay bán lẻ, blockchain sẽ phục vụ hiệu quả cho việc truy xuất nguồn gốc để biết rõ các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu, sản xuất từ đâu. Ví dụ, một sản phẩm chăn nuôi từ trang trại tới tay người tiêu dùng có thể phát sinh nhiều công đoạn. Nếu ứng dụng công nghệ blockchain, có thể truy xuất được nguồn gốc giống, lịch sử toàn bộ quá trình chăn nuôi, thông tin về sử dụng các vật tư trong quá trình chăn nuôi, thông tin về việc sử dụng các thuốc kháng sinh, vaccine sử dụng phòng chống các dịch bệnh, về việc sử dụng các chất bảo quản sản phẩm cũng như thông tin về người sản xuất, nhà phân phối liên quan đến sản phẩm cuối cùng.

Tiếp cận công nghệ blockchain, Viện An toàn thực phẩm và dinh dưỡng đã xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm (gọi tắt là VFSC) ứng dụng từ việc lập kế hoạch, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm, đảm bảo tại thời điểm nào đấy khi đã lưu, người ta đọc được, nhìn thấy hình ảnh hồi tố lại được, tạo được niềm tin đối với người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Hiện nay các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng, đặc biệt là trong xuất khẩu. Thời điểm hiện tại các công nghệ về blockchain đã xuất hiện để phục vụ truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi.

Thời điểm hiện tại phần mềm blockchain được đưa vào áp dụng tại các trại chăn nuôi tương đối lớn. Từ các mã truy xuất ta có thể biết được con giống nhập từ trang trại nào, năng suất bao nhiêu. Bên cạnh đó có thể quản lý được quá trình chăn nuôi ví dụ như thức ăn chăn nuôi dùng hằng ngày, thuốc thú y, vaccine tiêm loại nào…

Công nghệ blockchain cũng sẽ giúp người nông dân quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Qua đó phục vụ cho các điều kiện của những thị trường xuất khẩu khó tính như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay các nước Châu Âu.

Phần mềm VFSC được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với các quy định quốc tế nên có thể kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, từ con giống, vật tư đến sản phẩm cuối cùng: tại thời điểm bất kỳ tổ chức chứng nhận biết được tổ chức được chứng nhận đang làm gì; Mọi hoạt động diễn ra tại trang trại đều được kiểm soát được.

Công nghệ VFSC áp dụng là blockchain, dữ liệu không sửa, không xóa…  đảm bảo độ tin cậy qua đó có thể minh bạch thông tin trong suốt quá trình từ sản xuất tới hàng hóa trên tay người tiêu dùng được minh bạch: Cụ thể là bao nhiêu ngày, sử dụng các loại vật tư, giống gì… thu hoạch, bảo quản như thế nào thì người ta mới tin tưởng.

Tem truy xuất phải cho biết từ con giống, phân, thuốc… đến sản phẩm qua bao nhiêu ngày, sử dụng các vật tư sử dụng là gì được cung cấp đầy đủ; Truy tới tận gốc ngày nào xuống giống, ngày nào bón phân, ngày nào phun thuốc… đó chính là truy xuất điện tử.

Với blockchain, việc truy suất nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp sẽ đơn giản hơn bao giờ hết. 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức tập huấn những kiến thức về phần mềm blockchain cho người nông dân Hà Nội.

Theo bà Hà Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: “Hiện nay, VFSC đã và đang được ứng dụng đối với 5 nhóm sản phẩm nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cây cảnh và dược liệu và tại 26 tỉnh thành trong cả nước.”

Sau khi được tập huấn về phần mềm blockchain, bà Lê Thị Thu Hiền, cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông thị xã Sơn Tây, Hà Nội nhận định việc quản lý các vật tư chăn nuôi đơn giản hơn rất nhiều.

“Trong quá trình chăn nuôi, việc phòng bệnh, điều trị có thể nhập dữ liệu lên hệ thống để sau này xuất bán thì mình đã có truy xuất nguồn gốc ngay từ ban đầu để kiểm tra sản phẩm nông nghiệp này an toàn hay không”, bà Hiền nói.


Có thể bạn quan tâm

Dưa chuột sạch lãi gấp 4 lúa tại Thanh Hóa Dưa chuột sạch lãi gấp 4 lúa tại Thanh Hóa

Dưa chuột sạch ở xã Hà Giang, huyện Hà Trung, Thanh Hóa là sản phẩm an toàn thực phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh, hiệu quả gấp 4 lần trồng lúa.

11/08/2020
Nuôi gà thành công nhờ vững quy trình phòng bệnh Nuôi gà thành công nhờ vững quy trình phòng bệnh

Với môi trường chăn nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh tại Việt Nam, sử dụng đúng, đầy đủ quy trình vắc xin sẽ giảm thiểu tối đa tổn thất cho người chăn nuôi.

13/08/2020
Cử nhân sinh học lên rừng trồng nấm Cử nhân sinh học lên rừng trồng nấm

Có công việc ổn định ở thành phố, nhưng anh Nguyễn Kim Bình, 45 tuổi, thôn Nam Phú, xã Nam Đà (Krông Nô, Đăk Nông) đã bỏ việc để lên rừng trồng nấm.

14/08/2020
Biện pháp kỹ thuật canh tác cây ăn quả trong điều kiện hạn mặn Biện pháp kỹ thuật canh tác cây ăn quả trong điều kiện hạn mặn

Vào mùa hạn mặn, các nhà vườn trồng cây ăn quả ở ĐBSCL phải có các bước chuẩn bị và biện pháp chăm sóc vườn tốt hơn, nhằm hạn chế tối thiểu những thiệt hại.

14/08/2020
Lão nông tiên phong phát triển kinh tế vườn Lão nông tiên phong phát triển kinh tế vườn

Đến xã Thạch Ngọc vào cuối tháng bảy, khi nắng nóng vẫn còn diễn ra gay gắt, nhưng trước mắt chúng tôi là một màu xanh tươi mát bởi những khu vườn đầy cây trái.

15/08/2020