Công nghệ biofloc giúp tăng năng suất thâm canh cá rô phi

Công nghệ biofloc đã được ứng dụng rất nhiều trong các mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.
Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng vào nuôi thương phẩm cá rô phi cho năng suất cao tới 26 tấn/ha/vụ.
Quy trình nuôi cá rô phi dựa trên công nghệ biofloc giúp tăng năng suất chất lượng được Tạp chí Thủy sản Việt Nam đưa ra như sau: cá rô phi được chọn vào nuôi là cá đơn tính đực dòng Novit 4, kích thước 7 – 10 g/con, nuôi với mật độ 5 con/m2.
Cho ăn 2 lần/ngày, với mức độ đáp ứng 90% so với nhu cầu.
Mỗi tuần cho cá nhịn ăn 1 ngày để kích thích cá sử dụng sinh khối biofloc trong ao.
Lượng biofloc cần cung cấp trong tháng đầu tiên là 3 – 5 ppm/ngày.
Từ tháng thứ 2, khi có sẵn lượng Biofloc trong hệ thống thì ta chỉ cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học có thành phần vi sinh là nhóm vi khuẩn Baciluss để duy trì ổn định lượng biofloc trong ao.
Bổ xung mật rỉ đường có hàm lượng Cacbon là 37,5%, 1 tuần/lần, để cung cấp thêm nguồn Cacbon.
Trong quá trình nuôi, vận hành hệ thống sục khí đáy suốt ngày đêm kết hợp với máy quạt nước để trộn đều nước ao từ tầng đáy lên tầng mặt và tạo dòng nước chảy trong ao.
Trong 2 tháng đầu chỉ chạy máy quạt nước khi bón bổ sung rỉ đường và biofloc mồi.
Sau đó sử dụng cả sục khí đáy và quạt nước liên tục cho đến khi thu hoạch để duy trì dưỡng khí và đảm bảo biofloc lơ lửng trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi nuôi thương mại trên Thế giới có nguồn gốc chủ yếu từ cá rô phi sông Nile (Oreochromis niloticus) hoặc lai với cá rô phi xanh (Oreochromis aureus)

Bài viết cung cấp thông tin về vai trò và hoạt động của hệ thống tái tuần hoàn Green-water

Nuôi trồng thủy sản của Brazil đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt là trong ngành nuôi cá rô phi

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá rô phi không hề phức tạp, miễn làm nắm được quy trình và tìm hiểu kỹ đặc điểm sinh học của cá rô phi

Nhờ các chiến lược phụ gia chức năng, người nuôi cá rô phi tại Brazil đã vượt qua thách thức dịch bệnh và cải thiện hiệu quả tỷ lệ chuyển đổi thức ăn