Công Nghệ Bảo Quản Bưởi Bằng Chitosan
Trong vòng 3 tháng, màng chitosan có khả năng bảo quản bưởi tốt hơn so với việc bảo quản bưởi bằng bao nhựa PE.
Chitosan là một loại hợp chất sinh học cao phân tử được chiết xuất từ vỏ tôm, có đặc tính ưu việt hơn các loại hoá chất khác dùng trong bảo quản trái cây. Màng chitosan chống thoát hơi nước, kháng khuẩn, không gây độc cho môi trường và con người.
Sau khi nhúng bưởi vào dung dịch chitosan, cứ hai tuần nhóm tiến hành kiểm tra bưởi một lần. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn tiến hành đối chứng với các loại màng bao khác như nhựa PE.
Với màng chitosan, màu sắc của vỏ bưởi chỉ thay đổi chút ít so với lúc mới hái, nhưng vỏ bưởi vẫn có màu đều nhau, và có thể ăn được sau 3 tháng.
So sánh với bao nhựa PE, màng chitosan cho chất lượng tốt hơn trong 3 tháng bảo quản.
Tuy bao nhựa PE cũng có thể bảo quản bưởi trong vòng 3 tháng nhưng màu sắc vỏ bưởi không đều, có hiện tượng bị úng vỏ.
Bưởi được trồng nhiều ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam với nhiều giống như, bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi da láng, bưởi đường hồng, bưởi ổi... Bưởi là một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng, nhưng sản lượng thấp, thời gian bảo quản ngắn, đồng thời bưởi bị giảm hương vị, trọng lượng và màu sắc.
Hiện nay, trên thị trường trái cây, chủ yếu chitosan đã được áp dụng trong việc bảo quản cho các loại trái cây như nhãn, cà chua, chuối, cam, quít, nhưng chưa có nghiên cứu nào ứng dụng chitosan trong bảo quản bưởi.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích bưởi da xanh ngày càng mở rộng vì hiệu quả kinh tế từ cây bưởi mang lại không nhỏ, nếu không muốn nói là cao nhất nhì trong các loại cây ăn trái
Để quản lý tốt nhóm rệp sáp nhằm hạn chế thiệt hại do chúng gây ra, chúng tôi khuyến cáo một số biện pháp quản lý như sau
Hiện nay trên cây bưởi da xanh hiện tượng nứt trái xảy ra khá phổ biến, hiện tượng nứt trái nầy không chỉ xuất hiện trên cây bưởi mà còn xuất hiện trên các loại
Hiện nay, ở huyện Giồng Trôm việc mở rộng diện tích trồng cây có múi để thay thế những cây trồng kém hiệu quả khác ngày càng nhiều
Mỗi năm, khi mùa mưa đến là lúc cây trồng đâm chồi, nảy lộc. Tuy nhiên, trong mùa mưa cũng là thời điểm thuận lợi dịch hại phát triển mạnh trên cây ăn trái