Công khai doanh nghiệp có giống tôm tốt
Tôm nuôi công nghiệp là một trong 5 mặt hàng chủ lực xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Ông có đánh giá gì về những mô hình nuôi tôm công nghiệp ở nước ta hiện nay?
- Hiện nay, diện tích nuôi tôm của Việt Nam khá lớn, gần 700.000ha, trong đó gần 100.000ha tôm thẻ chân trắng. Theo số liệu của Cục Thú y, năm 2015 cả nước có 52.000ha tôm nuôi bị thiệt hại, dịch bệnh, trong đó có 16.000ha bị dịch bệnh do vi khuẩn, virus... (tương đương 30,8%); 34.000ha bị thiệt hại do môi trường (65,4%); 2.000ha do các nguyên nhân khác (3,8%).
Tuy tôm thẻ chân trắng cho sản lượng, năng suất cao nhưng vấn đề đặt ra cho người nuôi hiện nay là phải thu lại được lợi nhuận và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất. Vấn đề hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường... để nuôi tôm bền vững và hiệu quả cho người nuôi là những nội dung Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Tổng cục Thủy sản đang đẩy mạnh triển khai.
Với các doanh nghiệp làm ăn tử tế thì phải tuyên truyền quảng bá để người nuôi tôm được biết và lựa chọn. Còn đối với các doanh nghiệp làm ăn gian dối, bán thức ăn, con giống kém chất lượng cũng cần phải công bố rộng rãi để người tiêu dùng, người nuôi tránh xa”.
Ông Kim Văn Tiêu
Một yếu tố quan trọng để đảm bảo người nuôi tôm thẻ chân trắng hạn chế được rủi ro, thu được lợi nhuận là họ mua được con giống tốt. Nhưng mua giống tốt ở đâu là việc không dễ với người nuôi tôm, quan điểm của ông thế nào?
- Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 2014 có hơn 2.200 cơ sở và doanh nghiệp sản xuất và cung ứng con giống thì đến cuối năm 2015, đầu năm 2016 chỉ còn 1.700 cơ sở sản xuất. Như vậy là lĩnh vực sản xuất tôm trên cả nước gặp khó khăn.
Thực tế là vấn đề quản lý tôm giống cũng chưa tốt, nhiều cơ sở sản xuất và cung ứng tôm giống vẫn không tuân thủ quy định về bao bì, nhãn mác, một số cơ sở sản xuất sử dụng nhiều thương hiệu và thay đổi liên tục nên người mua giống không phân biệt được chất lượng và gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Kết quả kiểm tra 60 mẫu tôm giống của cơ quan chức năng cho thấy 68% số mẫu có mầm bệnh EMS (bệnh hoại tử gan tụy); 20% mẫu kiểm tra có mầm bệnh vi bào tử trùng (bệnh còi). Đây là kết quả rất đáng lo ngại nên các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra để hạn chế thiệt hại cho bà con nuôi tôm
Hiện nay, lĩnh vực sản xuất con giống cũng có hàng nghìn công ty, cơ sở sản xuất tôm giống trên cả nước. Qua theo dõi của trung tâm và cá nhân ông, đâu là địa chỉ tin cậy cho nông dân tìm mua con giống?
- Nhìn chung chúng tôi cũng không có đủ thời gian để theo dõi đầy đủ khắp trên toàn quốc, nhưng trong thời gian gần đây tôi nhận thấy tôm giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (Công ty Nam Miền Trung) có chất lượng tốt và được người nuôi tôm ở nhiều địa phương của miền Bắc lựa chọn.
Cụ thể, qua theo dõi 10 mô hình ở 3 tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, vụ đầu tiên các mô hình này đều rất thành công. Tiếp đến vụ thứ 2 họ nuôi cũng vẫn thành công. Dù vụ 2 nuôi khó hơn rất nhiều vụ 1 vì thời gian cải ao tạo ngắn, biến đổi của các yếu tố thủy hóa cũng như nhiệt độ thay đổi nhiều trong ngày, đêm… nhưng các mô hình của những hộ nuôi ở cả 3 địa phương này vẫn thành công. Và mới đây nhất khi chúng tôi đi tham quan lại năm thứ 3, họ vẫn dùng tôm giống của Công ty Nam Miền Trung và vẫn đạt kết quả tốt.
Tôi trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Anh - Tổng Giám đốc Công ty Nam Miền Trung (cũng là Chủ tịch Hiệp hội tôm Bình Thuận) rằng, tôm giống của công ty được người dân đánh giá tốt nhưng cần phải phát huy và làm tốt hơn nữa. Những doanh nghiệp làm tốt như vậy cần được thông tin rộng rãi đến người nuôi tôm.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Từ bỏ chiếc cày trên lưng, những chú trâu ở Bình Định được huấn luyện "làm bạn" với chiếc xe cộ thồ hàng, kiếm thêm thu nhập cho người nuôi.
Chỉ những gié lúa lép xẹp trên đồng, ông Nguyễn Hoàng Lượm (ngụ ấp 2, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch) rầu rĩ cho biết, nhà ông trồng gần 3ha lúa nhưng có đến hơn 1 công (1 công = 1.000m2) mất trắng vì lúa không kết hạt.
“Năm nay coi như là 100% diện tích lúa bị thiệt hại hoàn toàn vì những diện tích còn lại, lá đã ngả sang màu đỏ, không trổ đòng được. Chúng tôi nói, bây giờ không còn mặn nữa mà đã tới… đắng rồi” – ông Võ Thành Hạo - Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre cho biết.