Công dụng tuyệt vời của bạc hà
Là loại cây cỏ cao từ 10 - 60 cm, thân vuông và có nhiều lông, lá mọc đối chữ thập, mép có răng cưa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt. Cây bạc hà thấy mọc hoang ở đồng bằng hay miền núi nước ta như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn La, cũng được trồng nhiều tại Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngoại thành Hà Nội...
Bộ phận sử dụng để chế biến là toàn cây bỏ rễ. Chặt ngắn khoảng 3 cm hay dùng lá được thu hái khi cây sắp ra hoa để phơi khô trong râm mát (âm can) cũng có thể sử dụng tươi.
Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.
Bạc hà có tác dụng giải cảm, sốt nóng không có mồ hôi
Liều sử dụng trung bình từ 10 - 12 g dưới dạng thuốc sắc hay giã tươi vắt lấy nước cốt uống. Lưu ý không sử dụng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hay cho trẻ sơ sinh. Khi sắc chú ý không lâu quá 15 phút để tinh dầu bạc hà không bị bay hơi làm giảm thiểu lượng tinh dầu cần thiết.
Ngoài ra, người ta còn điều chế tinh dầu bạc hà dùng trị nhiều bệnh chứng. Trong tân dược, người ta đã điều chế tinh dầu bạc hà dưới dạng tinh thể menthol để nạp vào các lọ nhựa làm ống hít xông họng, mũi hoặc cho tinh thể menthol vào các nguyên liệu để làm thành bánh kẹo bạc hà...
Để tham khảo và áp dụng trị liệu, chúng tôi xin giới thiệu những phương thuốc chữa bệnh từ cây bạc hà:
- Chữa các chứng cảm sốt: Khi thấy cảm sốt nóng không gai rét, nhức đầu, mặt đau sưng, nôn ọe hoặc là trẻ sốt nóng hay lên sởi lúc bắt đầu mọc. Dùng bạc hà 10 - 15 g, sắn dây 10 - 15 g. Đổ chừng 1/3 lít nước vào siêu, đậy nắp bịt kín vòi đun sôi một dạo thì bắc xuống để xông và rót 1 chén uống. Sau đó lại sắc và uống thêm 1 - 2 nước nữa. Nếu thấy xuất hiện mồ hôi thì thôi không xông nữa và uống thuốc nguội.
- Chữa dị ứng: Dùng lá bạc hà tươi giã nát xát vào nơi ngứa.
- Giải cảm, sốt nóng không có mồ hôi: Dùng tinh dầu bạc hà, mỗi lần uống 8 - 15 giọt cùng với ngụm nước nóng.
- Chữa nôn mửa, không tiêu: Dùng tinh dầu bạc hà, mỗi lần uống 4 - 8 giọt, kèm một ngụm nước nguội. Chú ý khi uống tinh dầu bạc hà cần rót tinh dầu vào chén hay muỗng nước rồi uống, sau đó lại dùng nước tráng miệng.
Có thể bạn quan tâm
Bạc hà có thể giúp đuổi côn trùng, diệt bọ chét trên người động vật, khử mùi trong nhà... rất hiệu quả
Hiện nay ở nước ta có 2 loại cây bạc hà: Loại một có tên khoa học là Mentha arvensis L. mọc hoang rất nhiều. Loại hai có tên khoa học là Mentha piperi- ta L. di thực từ Pháp, Đức, Nga. Cây bạc hà (mentha arvensis) còn gọi là bạc hà nam, loại cỏ sông lâu năm, cao từ 10-60cm, thân vuông, mọc đứng hoặc bò, trên thân có nhiều lông, lá mọc đối, cuống dài từ 2-10mm, lá hình trứng hay thon dài rộng 2-3cm, mép có răng cưa. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, màu tím hay hồng nhạt, có khi màu trắng.
Bạc hà được xem là loại thảo dược cổ xưa nhất thế giới, theo các nhà khảo cổ thì nhân loại đã biết sử dụng bạc hà để trị bệnh cách đây cả 10.000 năm. Bên cạch tác dụng chữa bệnh thì bạc hà còn có tác dụng làm đẹp, bạc hà có trong công thức làm đẹp của các loại mỹ phẩm, dầu gội, kem đánh răng….Trà linh chi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các công dụng làm đẹp của bạc hà.