Công cụ mới giúp ngành tôm hùm ứng phó biến đổi khí hậu tại Canada
Các nhà nghiên cứu tại Mỹ và Canada đã phát triển công cụ mới tích hợp những thay đổi lường trước được của đại dương vào quản lý ngành. Ngư dân, các nhà quản lý nguồn, hoạch định chính sách có thể sử dụng công cụ này để phát triển tương lai bền vững cho ngành tôm hùm Nova Scotia và vịnh Maine.
Ảnh minh họa
“Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra các động kinh tế, xã hội lên cộng đồng cư dân ven biển và thị trường thủy sản. Nhưng sử dụng những thông tin về BĐKH để hỗ trợ quản lý ngành khai thác thủy sản lại không dễ dàng”, theo Vincent Saba, chuyên gia sinh học thủy sản tại Trung tâm khoa học thủy sản Northeast, thuộc NOOA, đồng tác giả nghiên cứu. “Đại dương đang ấm dần lên đã đẩy nhanh quá trình phân luồng di cư các loài sinh vật biển. Biết được cách sinh vật biển sẽ phân luồng ra sao và cần phải làm những gì trước sự thay đổi đó tại hải phận trong nước và quốc tế là yếu tố then chốt để lập kế hoạch ứng phó với BĐKH”.
Tôm hùm Bắc Mỹ là đối tượng thủy sản có giá trị thương mại lớn nhất Canada, đóng góp 44% tổng giá trị thương mại trong toàn ngành thủy sản tại Atlantic Canada vào năm 2016. Sản lượng khai thác tôm hùm có xu hướng tăng cao trong những thập kỷ gần đây, và ngày càng nhiều cộng đồng ngư dân quy mô nhỏ tại Atlantic Canada sống phụ thuộc vào nghề khai thác tôm hùm. BĐKH hậu có thể gây ra những tác động nghiêm trọng tới sinh kế của những cộng đồng này.
Nhiều thập kỷ qua, nhiệt độ nước biển tại vịnh Maine và dọc thềm lục địa Norteast đã tăng dần, tạo ra nhiều luồng di cư của các sinh vật biển về phía đông bắc. Khi nhiệt độ đại dương vượt mức lý tưởng, sẽ khiến tỷ lệ sống, tăng trưởng và sinh sản của tôm hùm suy giảm. Những tác động tiềm ẩn của các đợt sóng nhiệt đại dương đã quan sát được tại vịnh Maine vào năm 2012 có khả năng nghiêm trọng tại vùng biển ngoài khơi Scotian Shelf.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển hai chỉ số đo mức độ tổn thương trước BĐKH: chỉ số dành cho cộng đồng ven biển và chỉ số còn lại cho tôm hùm Nova Scotia. Hai hình mẫu đại dương gồm hình mẫu đại dương vùng với độ phân giải cao tại Scotian Shelf và vịnh Maine; và hình mẫu khí hậu toàn cầu cung cấp các dự đoán nhiệt độ thấp nhất của đại dương qua nhiều thập kỷ.
Chỉ số tổn thương cơ sở hạ tầng ven biển đưa ra giá trị cụ thể bằng con số tại mỗi vùng quản lý tôm hùm để chỉ rõ tính tổn thương tương đối của sinh vật này trước các tác động của BĐKH. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như sự phụ thuộc kinh tế vào ngành khai thác, quy mô cộng đồng cư dân, sự đa dạng thu nhập ngành thủy sản, thực trạng cơ sở hạ tầng cảng, tổng chi phí thay thế của mỗi cảng biển, sự gia tăng tương đối của mực nước biển, tác động của gió, sóng và băng.
Chỉ số tổn thương cũng đưa ra giá trị cụ thể bằng con số về môi trường sống của tôm hùm ven biển, đến sự nóng lên của đại dương và những thay đổi về sinh vật phù du, sự thay đổi lường trước được về khả năng sản xuất thủy sản. Công cụ mới giúp ứng phó với những sự thay đổi này.
Theo các nhà nghiên cứu, công cụ đánh giá mới sẽ giúp địa phương chuẩn bị ứng phó với những thay đổi trong khai thác thông qua điều chỉnh giấy phép và hạn ngạch; hoặc thích ứng dần với sự thu hẹp sản xuất bằng cách khuyến khích và hỗ trợ ngư dân đa dạng hóa loài khai thác mục tiêu. Ngoài ra, công cụ còn hỗ trợ lập kế hoạch tăng khai thác thông qua đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cộng đồng ven biển.
Những phân tích của chúng tôi là tiền đề trong hỗ trợ việc đưa ra quyết định quản lý ngành thủy sản địa phương và chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, theo Saba. Công cụ này dự báo được những thay đổi và có thể sử dụng kết hợp trong các hình mẫu đánh giá, giúp ngư dân và nhà quản lý nguồn đưa ra các kế hoạch phát triển dài hạn.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi cá tầm quy mô lớn nhất tỉnh. Mô hình này được HTX Phát triển nông nghiệp thủy sản Đông Bắc triển khai từ năm 2015, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng
Bài viết giới thiệu mô hình nuôi tôm với giai đoạn gièo ứng dụng công nghệ biofloc và giai đoạn nuôi thương phẩm ứng dụng công nghệ UV giúp giảm chi phí vụ nuôi
Trong khi nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Quảng Ninh phải chấp nhận bỏ trống ao hồ, không sản xuất được vì nguy cơ mất trắng do lũ lụt