Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Công bố các giải pháp phòng chống cấp bách hạn, mặn

Công bố các giải pháp phòng chống cấp bách hạn, mặn
Tác giả: Hải Hà
Ngày đăng: 11/03/2016

Về cấp nước tưới: Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, tổ chức giám sát, dự báo xâm nhập mặn đến từng cửa lấy nước để vận hành, điều tiết công trình nhằm ngăn mặn, trữ ngọt hiệu quả vào hệ thống; Tổ chức các biện pháp lấy nước và trữ nước- đắp đập ngăn mặn, nạo vét hệ thống kênh mương, lắp đặt trạm bơm dã chiến, sẵn sàng bơm lấy nước ngọt, trữ vào hệ thống kênh mương, đồng ruộng khi nguồn nước có độ mặn cho phép.

Đối với cây lúa

Với trà đông xuân muộn đang ở giai đoạn làm đòng đến trỗ, ở vùng nhiễm mặn >3g/lít, cần tranh thủ thời gian có nước ngọt để tích tối đa vào các kênh mương để cấp nước tưới; vùng nhiễm mặn <3 g/lít, cần tranh thủ tưới, nhất là giai đoạn lúa trỗ. Trường hợp không đủ nguồn nước tưới, có thể sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (dưới 2 g/lít) hoặc dùng nước ngọt phun lá.

Với vụ hè thu, tuyệt đối không xuống giống vùng được dự báo nguồn nước nhiễm mặn >3 g/lít, vùng  nhiễm mặn < 3 g/lít có thể xuống giống và phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật- sử dụng các giống ngắn ngày chịu mặn (OM5451, OM2517, GKG1, OM6976, OM6162, OM9921, OM 6677); cày phơi đất, khi có nước ngọt tranh thủ rửa mặn; tăng cường bón phân hữu cơ và bón vùi vôi khi làm đất, lượng 500-1.000kg vôi bột/ha; sử dụng các dạng phân urê chậm tan như đạm vàng (urê 46A+), đạm xanh (urê+NEB26) để chống thất thoát đạm...

Đối với cây ăn quả

Khi có nguy cơ bị nhiễm mặn, chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước.

Khi đã bị nhiễm mặn: Bón bổ sung phân Sulphate kali (K2SO4), vôi bột lượng 500-1.000kg/ha. Nếu hạn, mặn kéo dài, cần phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: KNO3 (10g/1 lít nước); Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...). Không tưới nước có độ mặn > 2g/lít. Khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm.


Có thể bạn quan tâm

Đại gia Việt đua nuôi bò Đại gia Việt đua nuôi bò

Những dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng, áp dụng công nghệ cao đã ra đời trong bối cảnh chăn nuôi bị đánh giá là một trong những ngành chịu thua thiệt nhất khi Việt Nam tham gia sân chơi TPP. Phong trào nuôi bò thịt, bò sữa đang dâng cao trong cộng đồng doanh nghiệp Việt. Chưa bao giờ, ngành chăn nuôi lại được các đại gia ưu ái với hàng tỷ đôla vốn đầu tư.

10/03/2016
Đa cây, đa con thu hàng trăm triệu đồng Đa cây, đa con thu hàng trăm triệu đồng

Anh Nguyễn Ngọc Hoan, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) nuôi trồng đa cây, đa con có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

11/03/2016
8/13 tỉnh, thành vùng ĐSBCL công bố thiên tai do hạn, mặn 8/13 tỉnh, thành vùng ĐSBCL công bố thiên tai do hạn, mặn

Lãnh đạo UBND 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh vừa có quyết định công bố thiên tai do hạn, mặn ở cấp độ 1 (mức nguy hiểm). Như vậy, tính đến nay, ĐBSCL đã có đến 8/13 tỉnh, thành công bố thiên tai và đang gấp rút triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân.

11/03/2016