Chuyện làng O2 giữ rừng trên đỉnh Konhlon
Trong ảnh: Thủy điện nhỏ của gia đình Bá Khít. Ảnh: Dũ Tuấn
Cõng xe máy về nhà
Như một chốt tiền đồn, làng O2 nằm trên đỉnh Konhlon cao vời vợi giữa núi rừng trùng điệp. Già làng O2 - Bok Hun, năm nay đã 107 tuổi nhớ lại: “Lúc trước, chính quyền địa phương có chủ trương di dời làng đi nơi khác, địa hình thuận lợi hơn để phát triển kinh tế. Nhưng làng chúng tôi đã có từ lâu đời, hồn thiêng của tổ tiên vẫn trong những cánh rừng thẳm, mình bỏ đi sao được”
Nhiều năm nay, chúng tôi cũng viết dự án xin làm đường lên làng O2 nhưng không được vì tiền đầu tư cao quá, không có đường thì điện sao lên được đến làng đây. Thiếu thốn nhiều thứ như vậy nhưng người dân ở đây có ý thức rất tốt. Họ cùng nhau phát triển kinh tế, giữ gìn rừng”.
ÔngTrần Quốc Lại - Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh
Nghĩ vậy, Bok Hun cùng nhiều người dân trong làng quyết định ở lại, gắn chặt cuộc đời với O2. Từ 19 hộ dân, nay O2 đã có tổng cộng 47 hộ dân, 183 khẩu với 5 cụm dân cư, lấy nhà rông của làng làm điểm trung tâm. Nhưng cái khó của người dân nơi đây là đường giao thông. Không có đường nên câu chuyện 5 hộ dân ở làng O2 mua xe máy được xem là kỳ tích của làng. Để có xe máy, họ lặn lội xuống tận dưới xuôi bỏ tiền mua xe rồi thuê người “cõng” xe lội suối, băng rừng lên làng.
Anh Đinh Văn Sơn, người đầu tiên mua xe máy ở O2 kể: “Mình xuống dưới xã, thấy nhiều xe máy quá, còn làng mình chẳng có cái nào. Vậy là mình mua một chiếc, nhờ mười mấy thanh niên trong làng “cõng” xe lên, mất một ngày trời xe mới lên được đây. Mua xe cũng để chạy trong làng cho vui thôi, chứ đến huyện thì xe chẳng đi được vì đường đâu có”. Sau anh Sơn, hiện nay đã có thêm 4 hộ ở O2 mua xe máy.
Năm 2012, huyện Vĩnh Thạnh đầu tư xây dựng cầu treo bắc qua sông Kôn, đoạn lên làng O2, mở ra hy vọng cho người dân trên làng vùng cao này, có cầu rồi sẽ có đường. Nhưng, trận lũ lịch sử năm 2013 đã giật phăng chiếc cầu xuống sông Kôn và cuốn trôi hy vọng làm đường của người dân O2. Vì vậy, qua sông chỉ còn cách lội bộ, men theo những triền đá ghập ghềnh.
Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt ở O2 chủ yếu lấy từ nguồn nước suối. Ở giữa làng, bà con đào chung 2 hố nước cạnh khe suối, một để lấy nước uống và một để tắm rửa, giặt giũ. Nhà nào có điều kiện, mua ống nhựa dẫn nước về chứa trong bể làm bằng ván ghép, bên trong lót bạt. Con suối cạnh làng có nước trong mùa khô nhưng lại nằm tít dưới sâu. Muốn lấy nước về, chẳng có phương tiện nào khác là phải bỏ sức gùi cõng từng can.
“Những tấm panel điện mặt trời được lắp đặt đã hư hỏng từ lâu. Chiếc tuabin thủy điện nhỏ tận dụng sức nước từ con suối cạnh làng do bà con tự bỏ tiền mua về lắp đặt sau vài năm đã hư hỏng hết, chẳng ai biết sửa chữa nên đành bỏ luôn. Nhà mình có cái tivi nhưng phủ bụi cả năm không nói gì cả vì thủy điện nhà mình hư rồi, còn máy nổ của làng cũng trục trặc mãi”- ông Bá Khít ở làng O2 than vãn.
Bám đất, giữ rừng
Khó khăn nhiều như vậy, nhưng người dân O2 vẫn bám đất dựng làng, đầu tư chăn nuôi, trồng trọt… để phát triển kinh tế. Hiện đàn trâu, bò trong làng lên đến hơn 500 con, những rẫy đất mênh mông ở O2 được bà con đưa vào trồng nhiều loại cây nông sản, tự cung cấp cho cuộc sống hằng ngày. Bảo vệ rừng theo hợp đồng giao khoán, người dân tự xóa bỏ việc phá rừng làm rẫy mà chỉ canh tác trên diện tích rẫy cũ. Không chỉ có thêm thu nhập chính từ việc bảo vệ rừng, giờ đây, những cánh rừng nguyên sinh rộng hàng ngàn hecta bao quanh O2 được những người dân bảo vệ rất nghiêm ngặt nên lâm tặc chẳng dám nhòm ngó.
“Chúng tôi tâm niệm rằng yêu làng là phải giữ rừng, vì rừng cho rất nhiều thứ để có cái ăn, cái mặc. Các lâm sản phụ dưới tán rừng được phép khai thác như: Mật ong, trái ươi, trái xoay… đã mang lại nhiều nguồn lợi. Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 6 là mùa hoa rừng nở, cũng là mùa ong đi tìm mật. Ở làng O2, mỗi năm những thanh niên trai tráng đi rừng lấy về cả ngàn lít mật. Giá mật ong rừng luôn ổn định ở mức từ 250.000- 300.000 đồng/lít mang lại nguồn thu nhập không nhỏ. Mỗi mùa ong, cả làng vào rừng lấy mật, nhà nào nhiều thì cũng được vài ba trăm lít, gia đình mình cũng lấy được không dưới một trăm lít mật mỗi mùa. Tiền bán mật được bà con xem là một trong những nguồn thu nhập chính trong năm”- ông Bá Khít (làng O2) chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Sự phát triển nhanh diện tích cam sành ẩn chứa nhiều rủi ro và thiếu bền vững do nhà vườn áp dụng phương thức “đánh nhanh, rút lẹ”: Trồng thật dày, thâm canh tối đa, thu lời nhanh...
Dưới sức ép đô thị hóa, công nghiệp hóa, một số xã nông thôn ở TP.HCM đã không còn đất sản xuất nông nghiệp, nông dân (ND) phải làm “chui” trên đất quy hoạch.
Xung quanh chuyện mới đây tỉnh Long An phải làm văn bản “nhắc” Bộ NNPTNT về việc cấp 49 tỷ đồng tiền khen thưởng nông thôn mới (NTM), ông Hồ Xuân Hùng, cố vấn Ban Chỉ đạo T.Ư chương trình xây dựng NTM cho biết, không riêng gì Long An mà T.Ư đang “nợ” thưởng 13 tỉnh.