Chuyển giao công nghệ mới trong nuôi tôm
Sáng 28/6 tại TP. Cần Thơ, Hội Nghề cá Việt Nam kết hợp các Hội Nghề cá các tỉnh ĐBSCL và doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tổ chức hội thảo giới thiệu và hợp tác chuyển giao công nghệ mới trong nuôi tôm.
Áp dụng nghệ mới trong nuôi tôm giúp giảm giá thành, tăng lợi nhuận
Hội thảo nhằm giúp việc ứng dụng công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong nuôi tôm, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở nuôi tôm gặp gỡ các đơn vị làm chủ công nghệ, tìm hiểu chi tiết và thảo luận công nghệ được chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến...
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, người nuôi tôm trong nước còn gặp nhiều khó khăn, như chưa làm chủ được nguồn tôm giống, thức ăn, chưa tạo sự liên kết giữa các khâu, đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất thấp và thô sơ, khó khăn từ thị trường nhập khẩu…Chính vì vậy nghề nuôi tôm cần phải áp dụng công nghệ mới trong nuôi tôm như công nghệ Iquatic, Eco-ras, xem đây là mô hình tối ưu hóa chi phí sản xuất nhằm đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Theo ông Tuấn, đây là 2 công nghệ mới được đưa ra tại hội thảo nhằm giúp người nuôi kiểm soát nước trong ao, oxy, môi trường, giảm thiểu điện năng mỗi tháng, tôm nuôi đạt chất lượng cao, giảm giá thành, truy xuất được nguồn gốc và cuối cùng tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Với kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Hà Lan tăng hơn 60%, Hà Lan đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU.
Những ngày cuối tháng 6/2019 giá đã bắt đầu tăng nhẹ trở lại và theo dự báo của các doanh nghiệp, giá tôm sẽ tăng mạnh từ đầu quý 4/2019 nhất là tôm thẻ cỡ lớn
Đầu tháng 5-2019, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh hơn 16.038ha, đạt trên 32,3% kế hoạch, trong đó, tôm sú hơn 4.054ha và tôm thẻ 11.984,6ha