Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Chữa Bệnh Liên Cầu Khuẩn Lợn

Chữa Bệnh Liên Cầu Khuẩn Lợn
Ngày đăng: 02/01/2012

Khi lợn bị mắc liên cầu, dùng thuốc Lincogen.LA, kết hợp với một trong các loại thuốc dùng để phòng bệnh nêu trên. Tiêm bắp cho lợn mỗi loại 0,5 ml/ lần tiêm/ cho từ 5 đến 8 kg trọng lượng cơ thể lợn.

Gần đây có nhiều thông tin liên quan đến bệnh liên cầu khuẩn lợn có thể lây từ lợn sang người, khiến không ít người tiêu dùng hoang mang khi sử dụng sản phẩm từ lợn. Trên thực tế, bệnh chỉ lây sang người khi sử dụng các thức ăn chế biến dưới dạng tái, sống như tiết canh, nem chua... Các thức ăn đã chế biến chín, qua nhiệt độ sôi, vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn, không còn khả năng gây hại. Đáng quan tâm khi lợn ốm, phải chẩn đoán nhanh, có biện pháp điều trị kịp thời, vừa bảo đảm diệt khuẩn tốt lại vừa chữa lành bệnh cho lợn, hạn chế lây lan bệnh.

Lợn mắc liên cầu khuẩn thường có triệu chứng lâm sàng là bị viêm phổi, kết hợp bị sưng khớp, bị què, ăn ít hoặc bỏ ăn. Nếu không điều trị sớm, khớp bị làm mủ, bệnh kéo dài có thể làm cho lợn bị chết hoặc biến chứng sang nhiều loại bệnh khác. Có thể phòng bệnh liên cầu lợn bằng các loại thuốc T. Gastron; Vidan-T; T.Amoxygen; Anagin+ Vít C. Đây là các loại thuốc hiệu dụng nhất hiện nay dùng để phòng bệnh cho lợn. Định kỳ dùng thuốc tốt nhất 3 tháng/lần; đối với lợn nái, lợn đực giống có thể kéo dài 6 tháng/lần dùng thuốc.

Khi lợn bị mắc liên cầu, dùng thuốc Lincogen.LA, kết hợp với một trong các loại thuốc dùng để phòng bệnh nêu trên. Tiêm bắp cho lợn mỗi loại 0,5 ml/ lần tiêm/ cho từ 5 đến 8 kg trọng lượng cơ thể lợn. Thực hiện tiêm 2 lần/ngày, thời gian giữa 2 lần tiêm là 12 tiếng đồng hồ. Trường hợp khớp bị viêm hóa mủ, ngoài việc tiêm bắp còn phải tiêm trực tiếp vào vùng có mủ. Cũng có thể dùng phác đồ điều trị khác: dùng Ceftiofur, kết hợp với Lincogen.LA để điều trị sẽ cho kết quả tốt, lợn khỏi bệnh nhanh, tiết kiệm thời gian điều trị bệnh cho lợn.

Người chăn nuôi lợn có thể tìm mua các loại thuốc trên tại đại lý phân phối độc quyền ở số 332 Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương), bởi các cửa hàng thuốc thú y khác trên địa bàn tỉnh hiện chưa có bán các loại thuốc này.


Có thể bạn quan tâm

Lợn Con Chết Khi Sinh Lợn Con Chết Khi Sinh

Ngoài ra còn có nhiều hiện tượng bất thường khác cũng cần phải lưu tâm như thai chết lưu, hoặc chết trước khi sinh mặc dù bề ngoài không khác gì những con lợn khác. Để kiểm chứng chết trước hoặc sau khi sinh thì chỉ cần cắt một miếng phổi của lợn đặt vào trong chậu nước, nếu nổi nghĩa là không phải chết trong bụng mẹ mà chết sau khi sinh.

20/08/2013
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Liên Cầu Khuẩn Trên Lợn Những Điều Cần Biết Về Bệnh Liên Cầu Khuẩn Trên Lợn

Người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh từ lợn gồm: người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, giết mổ gia súc, cán bộ thú y, người ăn tiết canh lợn hoặc ăn thịt lợn ốm chết.

27/08/2013
Một Số Biện Pháp Biện Pháp Can Thiệp Khi Lợn Nái Đẻ Khó Và Lợn Con Bị Ngạt. Một Số Biện Pháp Biện Pháp Can Thiệp Khi Lợn Nái Đẻ Khó Và Lợn Con Bị Ngạt.

Khi lợn nái mang thai ở giai đoạn cuối người chăn nuôi nên chú ý để có biện pháp xử lý kịp thời khi lợn trong tình trạng khó đẻ như vậy sẽ tránh được những thiệt hai đáng kể về kinh tế. Dưới đây là một số biện pháp can thiệp thông thường khi lợn nái đẻ khó và lợn con bị ngạt.

28/08/2013
Khi Lợn Chửa Đẻ Quá Ngày Khi Lợn Chửa Đẻ Quá Ngày

Thời gian mang thai của lợn biến động từ 102-128 ngày. Vượt quá giới hạn trên được gọi là lợn chửa đẻ quá ngày và tất cả những trường hợp có chửa vượt quá giới hạn đó đều cần phải can thiệp.

30/08/2013
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Lợn Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Lở Mồm Long Móng Ở Lợn

Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và rất mạnh, rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, lợn và người.

30/08/2013