Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Chữa Bệnh Hernia Trên Lợn Bằng Phương Pháp Không Chảy Máu

Chữa Bệnh Hernia Trên Lợn Bằng Phương Pháp Không Chảy Máu
Ngày đăng: 25/07/2013

Hernia là hiện tượng gia súc sa ruột, có 2 dạng: sa ruột cuống rún và sa ruột bẹn. Nếu bọc ruột sa này quá lớn thì ta phải can thiệp để bằng mọi cách đưa ruột vào vị trí của nó (xoang bụng). Hiện tượng sa ruột có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của gia súc, làm gia súc chậm lớn.

Hiện nay, ngoài phương pháp giải phẫu (là phương pháp dùng dao mổ rạch lớp da bao hernia bên ngoài, đẩy ruột vào trong rồi sau đó may kín lại) thì còn có một phương pháp can thiệp nhưng không gây chảy máu sẽ đơn giản hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn (có thể không dùng kháng sinh vì ít có nguy cơ bị nhiễm trùng).

Trình tự tiến hành can thiệp lợn (heo) bị hernia bằng phương pháp không chảy máu như sau:

Chuẩn bị heo: Cho heo nhịn đói 6 – 12 giờ trước khi phẫu thuật. Nên can thiệp khi heo còn nhỏ (2-3 tháng tuổi).

Dụng cụ: 1 kim khâu, 1 kẹp cầm kim, chỉ may, kéo, cồn sát trùng, ống chích, thuốc Novocain.

Tiến hành: Đặt heo nằm ngửa, giữ chặt cho heo không giẫy. Dùng thuốc tê Novocain phong bế xung quanh lỗ hernia. Dùng tay nắn nhẹ đưa những chất trong bao hernia trở vào xoang bụng. Dùng 2 ngón tay (tay trái) đặt vào lỗ hernia không cho ruột trở ra ngoài bao hernia.

Sau đó, dùng kim cong đâm qua da và xuyên thủng bao hernia ngay phần cổ bao. Đầu ngón tay (trái) đặt ở lỗ hernia kết hợp điều chỉnh kim khâu sao cho không chạm vào ruột và cách mép ngoài lỗ hernia 0,5 cm, đưa mũi kim lên là đã được mũi khâu 1; tiếp tục như vậy với mũi khâu 2, 3... vòng quanh cổ bao hernia, sau khi đã khâu giáp mí, kéo 2 đầu sợi dây chỉ siết chặt lại và buộc nút chết. Như vậy, lỗ hernia được khép kín (nếu lỗ hernia nhỏ chỉ cần 2 mũi khâu).

Chú ý: Sau khi khâu 3 – 4 ngày, chỗ khâu có phản ứng viêm nhưng nhẹ và nếu heo ăn uống bình thường thì không dùng kháng sinh. Đến ngày thứ 5 hernia bắt đầu co lại và ngày thứ 10 có thể cắt chỉ.

Chống chỉ định:

Phương pháp này không sử dụng được trong những trường hợp: Hernia bẹn; Lỗ hernia quá lớn; khi lỗ hernia nhỏ, nhưng ruột đã bị viêm dính.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật làm đệm lót lên men trong chăn nuôi lợn Kỹ thuật làm đệm lót lên men trong chăn nuôi lợn

Phương pháp chăn nuôi bằng đệm lót sinh học với nhiều ưu điểm như tự tiêu phân, nước tiểu, tiết kiệm công rửa chuồng, điện, nước, lợn không cần tắm, giảm bệnh tật, nhanh lớn…đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường, đã mở ra hướng chăn nuôi phát triển bền vững.

10/12/2015
Lợn tên lửa dễ nuôi, dễ bán Lợn tên lửa dễ nuôi, dễ bán

Lợn “tên lửa” (hay còn gọi là lợn Mán, lợn cắp nách) là đặc sản được ưa chuộng vì có hương vị thơm ngon như thịt thú rừng. Hiện giá móc hàm trên thị trường từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.

10/12/2015
Những điều cần biết khi nuôi heo nái Những điều cần biết khi nuôi heo nái

1. Chăm sóc heo nái trong giai đoạn mang thai: Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 80 - 110 kg) tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 6 tháng tuổi và trọng lượng ít nhất 90 kg.

10/12/2015
Điều chú ý khi nuôi heo hướng nạc Điều chú ý khi nuôi heo hướng nạc

Để chăn nuôi heo đạt được tỉ lệ nạc cao, người ta thường nuôi heo giống ngoại và lai kinh tế ngoại x ngoại, heo con nuôi thịt đạt tỉ lệ nạc 50 - 60% hoặc nuôi heo lai kinh tế nội x ngoại, heo con nuôi thịt đạt tỉ lệ nạc 40 - 50%. Heo có tỷ lệ nạc càng cao thì tiêu tốn thức ăn càng thấp, hiệu quả kinh tế càng cao.

10/12/2015
Kỹ thuật nuôi heo rừng Thái Kỹ thuật nuôi heo rừng Thái

Làm chuồng Vây lưới B40 thành các ô nuôi có chân móng kiên cố, xây tường bao cách mặt đất khoảng 50 cm để heo rừng không đào hang. Mỗi ô chuồng có diện tích 50 m2 chứa khoảng 5 con cái trưởng thành, còn các con đực nhốt riêng, mỗi con nhốt 1 ô có diện tích 10 m2.

10/12/2015