Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp

Chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp
Ngày đăng: 15/11/2015

Trong năm 2015, dù chịu tác động bởi thời tiết diễn biến thất thường song ngành nông nghiệp huyện đã từng bước khắc phục khó khăn để tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.138 tỷ đồng, trong đó ngành trồng trọt đạt 682,8 tỷ đồng, chăn nuôi và thủy sản đạt 398,3 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt gần 57 tỷ đồng.

Cơ cấu giá trị sản xuất giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, lâm nghiệp theo thứ tự đạt 60%, 35% và 5%.

Hiện, tổng đàn trâu và đàn bò toàn huyện duy trì ở mức 17.800 con, tổng đàn lợn là 62.000 con và tổng đàn gia cầm là 686.500 con.

Công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi được đảm bảo. Vùng sản xuất chuyên canh rau Bàu Tròn.

Bích Liên Vùng sản xuất chuyên canh rau Bàu Tròn.

Bích Liên Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được chú trọng.

Toàn huyện duy trì được 28 cánh đồng lớn trên diện tích hơn 1.700ha với năng suất lúa ở các cánh đồng mẫu đạt từ 65-70 tạ/ha.

Tính đến cuối năm, toàn huyện thực hiện gần 3.000 ha đất có giá trị sản xuất đạt trên 80 triệu đồng/năm…

Mô hình cánh đồng sản xuất rau an toàn VietGap vẫn được tiếp tục duy trì ở vùng Bàu Tròn, đồng thời cũng đã nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương trên địa bàn, đem lại kinh tế cao cho nông dân.

Cùng với đó, nhiều mô hình khuyến nông, nhiều lượt hội thảo đầu bờ thử nghiệm giống mới được triển khai; công thức xen canh, luân canh, gối vụ cùng với việc đẩy mạnh cơ giới hóa, thủy lợi hóa đã mang lại hiệu quả sản xuất trên đồng ruộng.

Năm 2015, Đại Lộc đã tiếp tục hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng cho nông dân đầu tư mua sắm mới 31 máy gặt đập liên hợp, 18 máy cày các loại và 2 lò sấy nông sản.

Nhờ vậy, việc giải phóng đất, thu hoạch, phơi sấy nông sản được thực hiện kịp thời, giảm thất thoát sau thu hoạch và giảm chi phí lao động, góp phần tăng hiệu quả sản xuất…

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2015-2016, Đại Lộc tiếp tục bố trí 50% diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1, diện tích còn lại được bố trí giống thuần nguyên chủng hoặc xác nhận.

Về lịch thời vụ chung, sẽ bố trí sớm 5 ngày so với năm 2015, bắt đầu tổ chức gieo sạ từ ngày 15.12.2015 và kết thúc vào ngày 5.1.2016.

Huyện cũng chỉ đạo các địa phương căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống để bố trí gieo sạ phù hợp, sao cho lúa trổ từ ngày 15 - 31.3.2016, trổ tập trung từ ngày 20 - 25.3, để tránh thiệt hại do mưa lạnh trong giai đoạn lúa trổ.

Dự kiến thu hoạch vụ đông xuân kết thúc trước ngày 5.5.2016.


Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

13/05/2015
Củ cải trắng Vĩnh Châu Củ cải trắng Vĩnh Châu

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

13/05/2015
Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

13/05/2015