Chủ động canh tác lúa đông xuân
Theo Bộ NN-PTNT, vụ ĐX 2017-2018, toàn vùng ĐBSCL dự kiến xuống giống khoảng 1,6 triệu ha lúa từ tháng 10/2017 đến tháng 1/2018.
Một số địa phương đã xuống giống
Những địa phương có đất gò cao, ít bị ngập lũ sẽ chủ động xuống giống sớm. Những vùng ven biển cần chủ động giải pháp dự trữ nước ngọt, đề phòng tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn gây hại cây lúa, vì triều cường và dòng chảy có thể khiến đất nhiễm mặn.
Những ngày qua, ĐBSCL thời tiết thuận lợi, mức nước trên đồng xuống nhanh. Các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP Cần Thơ đã chủ động bơm nước rút úng cho nông dân xuống giống đồng loạt né rầy. Hơn 3 tháng nước lũ vào đồng cho lượng phù sa lớn, hạn chế dịch bệnh, cỏ dại, rầy nâu, vàng lùn - lùn xoắn lá.
Việc sản xuất liên tục nhiều năm ít cho đất nghỉ ngơi, đặc biệt năm nay nước lũ về nhiều, các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ tiến hành xả lũ đón phù sa từ sông Tiền, sông Hậu.
Đồng Tháp là một trong những tỉnh có diện tích xuống giống sớm nhất ĐBSCL. Ông Nguyễn Thành Tài, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp, cho biết: Kế hoạch vụ ĐX 2017-2018 toàn tỉnh xuống giống khoảng 206.000ha, năng suất ước tính bình quân đạt 68 tạ/ha, sản lượng 1,4 triệu tấn. Đồng Tháp chủ trương SX khoảng 60% diện tích lúa chất lượng cao; khoảng 45% diện tích áp dụng biện pháp sạ thưa, sạ hàng. Tỉnh yêu cầu các huyện, thị vận động nông dân xuống giống tập trung, đồng loạt để né rầy và không bị ảnh hưởng các loại dịch bệnh khác. Mục tiêu của tỉnh là sản xuất theo hướng hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân...
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV TP Cần Thơ cho biết: Vụ ĐX toàn thành phố dự kiến xuống giống khoảng 84.000ha. Đây là vụ quan trong nhất trong năm nên ngành nông nghiệp khuyến cáo để nông dân tuân thủ lịch xuống giống. Ngay trong mùa nước lũ, các địa phương vận động bà con nông dân nhấn chìm lúa chét, cỏ trên ruộng trong nước lũ để không còn nơi cư trú cho rầy nâu. Đây là biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả và có ý nghĩa rất lớn để cắt nguồn rầy khi nông dân tiến hành gieo sạ vụ tới.
Đối với những vùng đất cao, ngay sau khi thu hoạch lúa TĐ 2017 cần tích cực vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng, trục xới đất, đưa nước vào ruộng để nhấn chìm rơm rạ vì đây là những nơi lưu tồn, tích lũy mầm dịch bệnh, đồng thời hạn chế ngộ độc hữu cơ do rơm rạ chưa kịp phân hủy. Cày bừa trục kỹ, tu sửa bờ bọng để có thể chủ động được nước khi vào vụ, hạn chế cỏ dại. Bón lót phân lân, phân vôi, phân hữu cơ... giúp kích thích bộ rễ cây lúa phát triển mạnh, hạn chế ngộ độc hữu cơ.
Kế hoạch xuống giống tập trung 2 đợt lúa chính như sau: Đợt I: Ngày 23/11 đến 29/11/ 2017. Đợt II: Từ ngày 9/12 đến 15/12//2017.
Đông xuân là vụ lúa được kỳ vọng nhất trong năm
Theo các cơ quan chuyên môn ở khu vực ĐBSCL, vấn đề quản lý sâu bệnh vụ ĐX 2017 – 2018 rất cần được coi trọng, đặc biệt là rầy nâu và bệnh virus. Ngoài ra, bà con cũng cần quan tâm đến những dịch hại phổ biến như: cỏ dại, đạo ôn, sâu cuốn lá, cháy bìa lá… Song song đó, cũng nên chú trọng đến sức khỏe của cây lúa xuyên suốt từ đầu vụ đến cuối vụ. Khi có sức khỏe tốt thì chắc chắn cây lúa sẽ có có khả năng chống chịu tốt để vượt qua áp lực dịch hại. Bà con có thể lựa chọn Plastimula 1SL, sản phẩm kích thích cây lúa ra nhiều rễ trắng, giúp cây bám đất tốt và đẩy mạnh quá trình hấp thu các dưỡng chất.
Đầu tiên là khi lúa giống nứt nanh, bà con sử dụng Plastimula 1SL chuyên dùng xử lý giống để giúp mầm mạnh, rễ khỏe. Tiếp theo là khi lúa 15 – 20 ngày bà con phun Plastimula 1SL tăng cường sức sống sẽ giúp gia tăng số chồi hữu hiệu. Thứ ba là khi lúa 35 – 40 ngày, sử dụng Plasti sẽ giúp đòng to. Cuối cùng là vào lúc lúa trổ lẹt xẹt, Plastimula 1SL sẽ thúc đẩy cây lúa trổ nhanh và rộ, từ đó giúp bà con dễ dàng quản lý dịch hại.
Để biết thêm thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác, quý bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1083 để được tư vấn và hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
Huyện đã xác định đến năm 2020 vẫn ổn định diện tích trồng sắn 4.200ha để đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động tốt. Nhờ trồng sắn nhiều bà con đã thoát nghèo
Cây quýt vàng nổi tiếng khắp nơi với hương vị thơm ngon, đậm chất núi rừng biên giới. Đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế đem lại nguồn thu nhập khá
Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn nên để hạn chế tác hại của bệnh, bà con cần làm tốt các biện pháp sau đây: