Chọn tôm sú giống bằng cách gây sốc
Tôm có khả năng chịu đựng kém khi sốc thường là tôm bị nhiễm bệnh. Có thể dùng các phương pháp sau:
* Sốc Formol: cho khoảng 100-200 con tôm vào thau chứa Formol nồng độ 200-250 ml/m3 trong 30 phút. Sau đó khuấy tròn nước để tôm chết lắng vào giữa. Nếu tỷ lệ tôm chết không quá 10% là đàn tôm tốt.
* Sốc Virkon: dùng Virkon với nồng độ 20 g/m3, cũng cho vào từ 100-200 con tôm, sục khí trong thời gian 30 phút, số tôm bị nhiễm bệnh sẽ chết, tôm còn lại là tôm khỏe. Tỷ lệ chết dưới 10% là tôm tốt. Phương pháp này thường dùng để gây sốc cả đàn tôm để loại bỏ số tôm yếu và tôm mang mầm bệnh ra ngoài.
* Hạ độ mặn đột ngột: lấy mẫu khoảng 100-200 con tôm post, nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰, ta cho thêm nước ngọt đúng bằng lượng nước mặn, tức là đã giảm độ mặn xuống một nửa, nếu độ mặn thấp hơn ta có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. Sau 2 giờ nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.
Tags: kỹ thuật nuôi tôm, nuôi tôm sú, quy trinh nuoi tom, kỹ thuật nuôi tôm sú, nuoi tom su, ky thuat nuoi tom su, ki thuat nuoi tom su, nuoi tom tham canh, ao nuoi tom, xu ly ao
Có thể bạn quan tâm
Nuôi trồng thủy sản là nuôi và thu hoạch các sinh vật thủy sản trong một môi trường có kiểm soát. Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay là lĩnh vực thức ăn chăn nuôi phát triển nhanh nhất, với khoảng 46% tất cả các loài cá được tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2012 được sản xuất tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Đồng đã được sử dụng trong nhiều năm như một công cụ hóa học ở ao nuôi nước ngọt và các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nó là chất diệt tảo hiệu quả và điều trị ký sinh trùng. Vấn đề với việc sử dụng đồng là có một đường mỏng ngăn không cho quá liều, có thể giết chết cá đối với điều trị hiệu quả. Tài liệu này được thiết kế để giải thích khi nào đồng được sử dụng, sử dụng nó như thế nào, và một số biện pháp phòng ngừa trước khi sử dụng nó.
Bệnh EMS/AHPND được phát hiện đầu tiên vào năm 2010 tại Trung Quốc, nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus