Cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lóc, cá rô đầu vuông
Đến nay, HLV&TT Thanh Hóa đã hoàn thành vượt mức các mục tiêu và nội dung của dự án đề ra như sản xuất được 33,35 vạn cá lóc giống tiêu chuẩn, tăng 21%; đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật thành thạo sản xuất giống cá lóc bằng phương pháp sinh sản nhân tạo và nuôi cá lóc thương phẩm với nhiều hình thức và thời vụ khác nhau, trong đó nổi bật là nuôi qua đông trong bể xi-măng.
Tham gia dự án có 4 chủ hộ tự sản xuất giống cá lóc bằng cách cho đẻ nhân tạo, gồm: ông Nguyễn Mạnh Hùng (thị trấn Còng - Tĩnh Gia), anh Lê Thiên Lâm (xã Quảng Tân - Quảng Xương), anh Hoàn (xã Nga Hải - Nga Sơn), anh Phú (xã Nga Thái - Nga Sơn).
Không những tiếp thu công nghệ sản xuất giống cá lóc, cá rô đầu vuông từ Khoa Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ), HLV&TT Thanh Hóa còn được Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tài trợ thực hiện dự án "Sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông", kết quả là sản xuất được 32 triệu con giống cá rô đầu vuông để chuyển giao cho nông dân nuôi thương phẩm.
Đến nay, đã có 3 hộ sản xuất thành công giống cá rô đầu vuông bằng cách cho đẻ nhân tạo. Điển hình như hộ ông Nguyễn Xuân Bình ở Thiệu Tâm (Thiệu Hóa), được dự án hỗ trợ 50 cặp cá rô đầu vuông bố mẹ, ông sản xuất được 200 vạn cá giống, vừa cung ứng cho thị trường, vừa chủ động nguồn cá giống cho gia đình.
Thực tế cho thấy, cá thương phẩm của dự án đều phát triển nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp, cho hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận bình quân 100 -200 triệu đồng/năm.
Ông Cao Hàng, chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa đánh giá: "HLV&TT Thanh Hóa đã thực hiện dự án một cách nghiêm túc và có sáng tạo, biết "chọn thầy, chọn thợ" để chuyển giao công nghệ đúng hướng và phù hợp với điều kiện địa phương nên đã đạt kết quả khả quan, vượt chỉ tiêu ban đầu, đảm bảo chất lượng con giống".
Ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch HLV&TT Thanh Hóa cho biết: Những năm qua, tỉnh Hội đã được UBND tỉnh tin tưởng giao thực hiện một số dự án khoa học quan trọng như Di ương một số giống cá chất lượng cao phát triển nuôi trồng thủy sản ở Thanh Hóa; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất giống cá lóc bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo.
Ngoài ra, Hội còn tiến hành khảo nghiệm một số mô hình trồng thanh long, nuôi cua đồng, sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi... Hầu hết các dự án đều đạt hiệu quả cao, giúp hội viên và nông dân nâng cao trình độ sản xuất, tăng thu nhập.
Tags: giong ca loc, ca ro dau vuong, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An mà đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười đang đẩy mạnh phong trào nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ… và mô hình nuôi tôm trong mùa lũ. Đây là một điều đáng mừng, song cũng đáng lo ngại cho bà con nông dân trong việc phòng trị bệnh.
Nhằm giúp bà con nuôi tôm theo dõi sát diễn biến môi trường, dịch bệnh, sức khoẻ của tôm, để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, đem lai năng suất cao, từ đầu tháng 5 năm 2009 đến nay, Công ty Diên Khánh đã tổ chức 3 đoàn cán bộ, kỹ sư đến từng khu vực tiến hành kiểm tra tôm định kỳ cho bà con.
1.Bệnh đen mang - Nguyên nhân: Bệnh này thường do nền đáy bị bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ, pH thấp.
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở vùng nước ngọt lẫn nứơc lợ. Chúng phân bố ở hầu hết các thủy vựcnội địa như sông, hồ, kênh, rạch, ao, đầm và vùng cửa sông.