Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Cho nhập khẩu gà Trung Quốc chỉ là trao đổi sơ bộ

Cho nhập khẩu gà Trung Quốc chỉ là trao đổi sơ bộ
Tác giả: T.D
Ngày đăng: 04/04/2016

Trả lời báo chí mới đây, đại diện Cục Thú y cho rằng, trong thực tế, việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm qua biên giới hai nước đã và đang diễn ra, cụ thể là gà thịt, gà giống 1 ngày tuổi từ Trung Quốc sang Việt Nam và trâu, bò, lợn từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc chưa ký kết thỏa thuận nào về xuất khẩu, nhập khẩu gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm giữa hai nước. Do vậy, các hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm qua biên giới hai nước đều là bất hợp pháp

Cũng theo Cục Thú y, hội nghị tổ chức tháng 1 vừa qua với sự hỗ trợ của FAO là hội nghị song phương lần thứ 4 về hợp tác thú y, tăng cường giám sát và kiểm soát dịch bệnh động vật qua biên giới. Tại hội nghị, hai bên cũng đề cập giải pháp lâu dài để kiểm soát, giảm thiểu các hoạt động buôn bán bất hợp pháp động vật và sản phẩm động vật qua biên giới hai nước.

Theo đại diện Cục Thú y, việc trao đổi hiện nay mới chỉ dừng ở mức sơ bộ về chủ trương tại cuộc họp song phương giữa hai nước và chưa có kế hoạch cụ thể nào; Cục Thú y đang dự thảo báo cáo Bộ về kết quả cuộc họp song phương nêu trên để xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo. Hiện tại, tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật đều phải theo quy định của quốc tế và quy trình đánh giá của nước nhập khẩu, cụ thể: Phải xác định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của quốc tế hoặc có sự tham gia, đánh giá của Tổ chức FAO.

Tuy nhiên, Cục Thú y cũng thừa nhận về khả năng “phải” nhập gà Trung Quốc khi cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc ngăn cấm thương mại quốc tế là rất khó, các nước chỉ có thể áp dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế thương mại, bảo hộ cho sản xuất trong nước. Việc này cũng không ngoại lệ với thương mại động vật, sản phẩm động vật, các hàng rào kỹ thuật sẽ giúp hạn chế sản phẩm nhập khẩu, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Miền Tây bớt mặn là nhờ triều cường, không phải do TQ xả nước Miền Tây bớt mặn là nhờ triều cường, không phải do TQ xả nước

Hai ngày cuối tuần qua, độ mặn của nước ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có giảm, nhiều nơi nông dân đã chủ động để lấy nước phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, tín hiệu vui trên là do đỉnh triều tăng theo quy luật chứ không phải do nguồn nước từ đập Cảnh Hồng (Trung Quốc) xả xuống.

04/04/2016
Ngành chăn nuôi thay đổi toàn diện để vượt “cửa tử” 2018 Ngành chăn nuôi thay đổi toàn diện để vượt “cửa tử” 2018

Mặc dù không phải là quốc gia có điều kiện thuận lợi về chăn nuôi bò sữa, song nghề này đã góp phần tạo thu nhập lớn cho nhiều nông dân. Vậy chúng ta cần phải làm gì để vừa duy trì được đàn bò sữa trong nước, vừa đảm bảo cạnh tranh được với các sản phẩm sữa nhập khẩu khi Việt Nam đã tham gia TPP.

04/04/2016
Trồng hoa lan thu nhập tiền tỷ Trồng hoa lan thu nhập tiền tỷ

Từ vài hộ ban đầu, đến nay xã Đông La (Hoài Đức, Hà Nội) đã có hàng trăm hộ trồng hoa lan. Nhờ gắn bó với nghề này, nhiều hộ dân đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

04/04/2016