Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chim bồ câu phát triển chậm, đi ngoài phân lỏng?

Chim bồ câu phát triển chậm, đi ngoài phân lỏng?
Tác giả: ThS. Nguyễn Ngọc Đức
Ngày đăng: 09/04/2019

Chuyên mục giải đáp những thắc mắc của người chăn nuôi

Hỏi: Chim bồ câu có hiện tượng như phát triển chậm và gày yếu, một số con đi ngoài phân lỏng, có nhiều dịch nhày, màu sô-cô-la, có con phân có máu, chim kiệt sức và chết. Xin cho biết nguyên nhân và trị bệnh này như thế nào?

Trả lời:

Theo mô tả, chim bồ câu có thể mắc bệnh cầu trùng, bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1 - 4 tháng tuổi với các triệu chứng điển hình như trên. Bệnh gây ra do một số loài cầu trùng thuộc giống Eimeria. Bệnh thường xuất hiện là từ cuối xuân sang hè và từ mùa thu chuyển sang mùa đông.

Cầu trùng sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của bồ câu qua thức ăn, nước uống sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu, gây ra nhiều tác hại: Chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho bồ câu gày yếu, giảm tăng trọng; trường hợp bệnh nặng sẽ bị viêm ruột, xuất huyết.

Phòng và điều trị:

Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, định kỳ tiêu độc chuồng trại và môi trường nuôi bồ câu. Dùng Esb3- hãng CIBA (Thụy Sĩ). Phòng nhiễm bệnh thì pha 1 g thuốc với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 1 ngày liền, sau đó nghỉ, rồi lại cho uống tiếp. Cho uống 1 tuần như vậy rồi lại nghỉ 1 tuần; Điều trị bệnh thì pha 2 g thuốc trong 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 3 - 4 ngày, cho đến khi bồ câu hết dấu hiệu lâm sàng.

Dùng Grigecoccin (Hungary), thuốc dạng bột không tan trong nước nên phải trộn với thức ăn cho bồ câu ăn. Phòng nhiễm cầu trùng thì dùng mỗi tuần 2 ngày thức ăn có trộn thuốc cho bồ câu; Trị bệnh dùng liều 2,5 g thuốc trộn với 10 kg thức ăn, cho bồ câu ăn liên tục 3 - 4 ngày, tới khi hết triệu chứng lâm sàng.

Ngoài ra có thể dùng một số thuốc trị cầu trùng như: Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin.


Có thể bạn quan tâm

Xác định cơn đau của cừu nhờ kỹ thuật mới Xác định cơn đau của cừu nhờ kỹ thuật mới

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Cambridge đã phát triển kỹ thuật mới để ước tính mức độ nghiêm trọng trong cơn đau ở cừu, được gọi là Sheep Pain

08/04/2019
Phòng, chống dịch bệnh do hạn mặn trong chăn nuôi Phòng, chống dịch bệnh do hạn mặn trong chăn nuôi

Nước là nhu cầu cần thiết giúp vật nuôi tăng cường quá trình trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn và đặc biệt là điều hòa nhiệt độ cơ thể

08/04/2019
Nguyên tắc, quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi Nguyên tắc, quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi

Chăn nuôi an toàn sinh học là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh

08/04/2019