Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Chiết xuất nụ đinh hương - thảo dược đa dụng cho cá nuôi

Chiết xuất nụ đinh hương - thảo dược đa dụng cho cá nuôi
Tác giả: Trị Thủy (Lược dịch)
Ngày đăng: 02/12/2019

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vài trò hữu ích rất có tiềm năng sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chiết xuất nụ hoa Đinh hương có một công dụng rất tốt đối với sức khỏe cá mà ít người biết đến.

Nụ đinh hương - thảo dược đa dụng trên cá. Ảnh: tildacdn

Sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết nội tạng Aeromonas hydrophila trong các trang trại nuôi cá tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ngày càng phổ biến và thiệt hại lớn về kinh tế, đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu để ngăn chặn tác hại bệnh này. Việc sử dụng các tác nhân kiểm soát dịch bệnh từ nguồn gốc hoạt chất sinh học từ thảo dược trong nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được người nuôi thật sự quan tâm. 

Hiện nay, việc sử dụng các nhân tố có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như đinh hương, chiết xuất nụ hoa Đinh hương (ECBE), Eugenia caryophyllata, như là lựa chọn thay thế các loại kháng sinh thuần túy. Đinh hương thuộc họ Myrtaceae, thường được gọi là cây đinh hương, là một cây thơm, có nguồn gốc từ Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn ở nhiều nơi trên thế giới. Các nghiên cứu trước đây trên cá cho thấy tinh dầu đinh hương có các tính chất gây tê và kháng vi trùng. Thành phần chính của nó là eugenol chịu trách nhiệm chính cho hoạt tính sinh học của cây này. Các nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy tin dầu đinh hương có khả năng giúp cá tăng cường khả năng kháng bệnh xuất huyết lòi mắt so Streptococcus. Tinh dầu đinh hương cũng được nghiên cứu sử dụng như là một chất gây tê hiệu quả, gây mê hiệu quả cho cá. 

Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết trên cá. Do đó, nghiên cứu này đã đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chiết xuất nụ hoa Đinh hương (ECBE) trong chế độ ăn đối với hiệu suất sinh trưởng, các phản ứng sinh học, hoạt động chống oxy hóa và khả năng miễn dịch của cá trê phi, Clarias gariepinus. 

Tác dụng của chiết xuất nụ Đinh hương đối với cá

Cá trê phi Clarias gariepinus (11,7 ± 0,5 g) được cho ăn khẩu phần có chứa chế độ ăn có bổ sung ECBE ở các mức độ khác nhau tương ứng với các nghiệm thức: 0 (đối chứng), 5, 10, hoặc 15g/Kg thức ăn. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần. Sau khi thử nghiệm cho ăn, cá từ mỗi nghiệm thức sẽ được cho gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn A. hydrophila bằng cách tiêm vào màng bụng và theo dõi trong 14 ngày để ghi lại bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường và tỷ lệ chết gây ra hàng ngày. 

Kết quả phân tích sau quá trình thí nghiệm cho thấy hiệu suất tăng trưởng của cá và hiệu quả chuyển hóa lượng thức ăn được tăng cường đáng kể với mức độ bổ sung tăng lên của (ECBE0, và mức tối ưu của chiết xuất đinh hương là 15 g/kg thức ăn. Hơn nữa, ECBE trong chế độ ăn của cá còn giúp cải thiện đáng kể chiều dài/chiều rộng và vùng hấp thụ của nhung mao ruột. Do đó, có thể thấy rằng ECBE không những không làm cho cá chậm hấp thu thức ăn mà còn giúp hệ thống tiêu hóa của cá được tốt hơn. 

Đồng thời, quan sát còn cho thấy có sự gia tăng đáng kể trong các giá trị của hồng huyết cầu, hemoglobin, hematocrit, bạch cầu, tiểu cầu, lympho và heterocyte ở nhóm cá được cho ăn bổ sung ECBE trong chế độ ăn theo. Các thông số này là hết sức có lợi cho sức khỏe cũng như hệ thống miễn dịch của cá. 

Tỷ lệ glucose, cholesterol, protein tổng số, globulin và albumin, aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), alkaline phosphatase (ALP), urê và creatinine được tìm thấy cao nhất trong nhóm cá ăn 15 g ECBE / kg thức ăn, trong khi các giá trị thấp nhất được ghi nhận trong cá cho ăn khẩu phần đối chứng. Góp phần giúp cho hoạt động miễn dịch tự nhiên của cá được cải thiện tốt hơn. 

Ngoài ra, việc bổ sung ECBE trong chế độ ăn của cá còn giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa và khả năng miễn dịch. 

Cá chết sau khi thử nghiệm vi khuẩn A. hydrophila cao hơn ở nhóm cá không bổ sung (82,3%) so với khẩu phần ăn giàu chiết xuất đinh hương. Tỷ lệ tử vong cá thấp nhất đã được quan sát thấy trong cá cho ăn 15g ECBE./kh thức ăn. 

Kết luận 

Các kết quả phân tích trên đây đã khẳng định rõ vai trò vô cùng hữu ích của chiết xuất nụ hoa Đinh hương đối với khả năng miễn dịch và sức khỏa của cá. Đồng thời, chúng còn cải thiện khả năng sử dụng thức ăn và hiệu suất tăng trưởng của cá. Thí nghiệm cũng đã chỉ rõ vai trò tăng cường khả năng chống chọi lại với mầm bệnh của cá khi bổ sung ECBE vào thức ăn của cá. Qua đó cung cấp cho người nuôi tại Việt Nam thông tin khoa học về một nguyên liệu thảo mộc vốn đã rất quen thuộc với người dân trong các bài thuốc Đông y. 

Nhóm nghiên cứu: Theo Ibrahim Adeshina, Adetola Jenyo‐Oni, Benjamin O. Emikpe, Emmanuel K. Ajani, Mohsen Abdel‐Tawwab. Báo cáo tiếng anh trên: Onlinelibrary.wiley


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá lồng một vốn bốn lời Nuôi cá lồng một vốn bốn lời

Thương hiệu cá vùng thủy điện Sông Đà – Sơn La đã lan rộng uy tín, hình ảnh tới các tiểu thương khắp nơi như TP HCM, Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai

30/11/2019
Hướng dẫn một số giải pháp nuôi tôm giảm giá thành Hướng dẫn một số giải pháp nuôi tôm giảm giá thành

Một trong những nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu bị cạnh tranh giá trên thị trường nên phải hạ giá thu mua tôm nguyên liệu gây ảnh hưởng

02/12/2019
Nhu cầu và lựa chọn khoáng trong nuôi tôm Nhu cầu và lựa chọn khoáng trong nuôi tôm

Khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Hiện nay, ở các mô hình thâm canh, đặc biệt là siêu thâm canh, mật độ con giống

02/12/2019