Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Chiến lược sử dụng protein trong thức ăn thủy sản

Chiến lược sử dụng protein trong thức ăn thủy sản
Tác giả: Pierre Fortin - Chuyên gia dinh dưỡng thủy sản, Aquaneo
Ngày đăng: 29/10/2021

Trong tổng chi phí thức ăn chăn nuôi, protein chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, có thể giảm được chi phí này qua đánh giá các công thức nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, kết hợp sử dụng phụ gia hiệu quả. 

Thành phần thức ăn chất lượng

Chất lượng thành phần thức ăn sẽ phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu thô và cách chế biến và bảo quản. Điều này tương tự đối với các thành phần thức ăn khác. Do đó, phân tích thành phần thức ăn sẽ giúp đánh giá được chất lượng của thành phần đó cụ thể hơn.

Ví dụ, chất lượng bột cá có thể bị tác động trước khi chế biến nếu cá, hoặc phụ phế phẩm từ cá không được bảo quản đúng cách. Điều này được đánh giá qua TVN (nitơ tổng dễ bay hơi) hoặc các giá trị biogenic amin. Khâu chế biến cũng tác động tới chất lượng của sản phẩm nếu chế biến quá kỹ và điều này sẽ được đánh giá qua các chỉ số ôxy hóa. Chất lượng chung của protein trong bột cá thường được đánh giá qua chỉ số tiêu hóa pepsin. Để phân tích chất lượng đạm động vật khác như bột gia cầm, bột thịt xương, cũng đánh giá các thông số tương tự.

Với khô đậu, có thể dùng đến các phương pháp phân tích urease và các yếu tố kháng trypsin. Phân tích protein là khâu quan trọng để xác định thành phần thức ăn có bị chế biến quá kỹ, hoặc có dễ tiêu hóa không. Nhưng đôi khi, thành phần thức ăn không chế biến kỹ có thể khiến một số axit amin như lysine khó tiêu. Lysine tự do cũng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng của DDGS.

Tiêu hóa và thành phần axit amin

Sau khi phân tích và đánh giá nguyên liệu thô sẽ là bước xác định các thành phần này có dễ tiêu hóa không. Mức độ tiêu hóa của protein phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là loại nguyên liệu thô. Thực vật, dạng protein, axit amin chuỗi, cùng các hợp chất khác như carbohydrates ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ví dụ, tiêu hóa bột cá bị ảnh hưởng bởi hàm lượng tro. Càng nhiều tro, mức độ tiêu hóa càng giảm. Tuy nhiên, đây không phải là thông số duy nhất cần phải đánh giá. Trong nhiều nguồn đạm thực vật sẵn có trên thị trường hiện nay, một số loại đạm thực vật dễ tiêu hơn những loại khác. Dễ tiêu hóa nhất là đậu tương, đậu Hà Lan, trong khi cơm dừa, cỏ alfalfa hay hạt lanh lại khó tiêu hơn.

Khi chiết xuất các phần khác nhau của thành phần thức ăn là các loại hạt, mức độ tiêu hóa protein có thể thay đổi. Ví dụ, lúa mỳ hạt hay bột mỳ, ngũ cốc nguyên hạt có mức độ tiêu hóa như nhau. Tuy nhiên, với cám mỳ, tiêu hóa sẽ bị giảm đi do sản phầm này nhiều xơ hơn. Protein tinh chất lại có mức độ tiêu hóa tăng. Gluten mỳ 80% protein dễ tiêu hóa hơn gluten mỳ 20% protein, và 2 loại này lại dễ tiêu hơn lúa mỳ nguyên hạt.

Thành phần axit amin tương đối ổn định trong các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nhưng có thể thay đổi ở bột cá hoặc đạm động vật tùy loài và bộ phận chế biến đạm động vật (nguyên con, phụ phế phẩm, lông, huyết, xương…). Do đó, cần phân tích thành phần axit amin của từng thành phần này.

Giảm chi phí và cải thiện tiêu hóa protein

Protein chiếm chi phí tốn kém nhất trong thức ăn thủy sản nhưng vẫn có cách giảm chi phí này. Tác động vào mức độ tiêu hóa của thức ăn bằng cách sử dụng một số phụ gia đặc hiệu như: Economix, do Aquaneo sản xuất có thể giúp vật nuôi tăng cường khả năng tiêu hóa protein, từ đó cải thiện hiệu suất chăn nuôi cũng là giải pháp đáng cân nhắc.

Các kết quả thử nghiệm tại SPAROS Portugal trên cá tráp châu Âu Sparus aurata (115 g) cho thấy, mức độ tiêu hóa protein tăng lên từ 93,8% lên 94,3% khi sử dụng Economix. Ngoài ra, mức độ tiêu hóa methionine tăng đáng kể từ 87,9% lên 91,7%. Trong công thức Economix, lượng protein thô giảm 1%, nhưng khả năng tiêu hóa protein (38,5% trong công thức của Aquaneo) và axit amin vẫn được duy trì. Lượng bột cá trong khẩu phần thử nghiệm giảm 2% công thức đối chứng. Bột cá được thay thế chủ yếu bằng lúa mỳ, monocalcium phosphate (MCP) và Economix. Sử dụng phụ gia này giúp chi phí giảm 12 EUR/tấn thức ăn thủy sản thông thường; đồng thời vẫn cải thiện mức độ tiêu hóa và duy trì hiệu suất tăng trưởng tương tự.

Một thử nghiệm khác được thực hiện trên cá hồi vân 100 g với 3 loại thức ăn khác nhau gồm khẩu phần thức ăn công nghiệp – đối chứng; khẩu phần đối chứng âm có lượng protein thô được giảm 1 điểm và bột cá giảm 2 điểm và khẩu phần có protein và bột cá được giảm nhưng bổ sung phụ gia Economix. Protein có thể tiêu hóa được tương tự khẩu phần đối chứng nhưng sử dụng Economix giúp giảm chi phí 12 EUR/tấn.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy, hiệu suất tăng trưởng của nhóm đối chứng âm đã giảm, cả về tăng sinh khối đến hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Những khẩu phần thức ăn bổ sung Economix giúp tăng sinh khối tăng và cải thiện FCR tốt hơn so với nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng công thức này giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu suất (Hình 1).

Thử nghiệm cho thấy, việc giảm chi phí thức ăn là điều khả thi trong khi vẫn duy trì chất lượng thức ăn và hiệu suất chăn nuôi. Một trong số những cách đơn giản là kết hợp phụ gia với điều chỉnh công thức: thay thế 2% bột cá bằng 0,8% khô đậu + 1% ngũ cốc (lúa mỳ, ngô hoặc gạo) + 0,2% Economix.

Protein truyền thống trong thức ăn thủy sản là bột cá. Hơn 25 năm qua, giá bột cá đã tăng 350%, trong khi giá khô đậu chỉ tăng 150%, theo Indexmundi. Gần đây, giá nguyên liệu thô diễn biến bất thường. Giá khô đậu tăng 65% trong nửa cuối năm ngoái. Thậm chí đã hạ nhiệt vào đầu năm 2021, nhưng giá đậu tương vẫn cao hơn 25% so năm 2019 và đầu 2020. 


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng công thức thức ăn mới và bền vững tại Châu Âu Xây dựng công thức thức ăn mới và bền vững tại Châu Âu

Dự án GAIN, được EU Horizon 2020 Fund hỗ trợ kinh phí, đang phát triển công thức thức ăn mới cho cá bơn, cá hồi, trout và cá tráp.

29/10/2021
Nghề nuôi biển ở Kiên Giang có tiềm năng đạt 1 tỷ USD/năm Nghề nuôi biển ở Kiên Giang có tiềm năng đạt 1 tỷ USD/năm

Tỉnh Kiên Giang có vùng biển Tây rộng 63 ngàn km2, với hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, bờ biển dài khoảng 200 km với nhiều vịnh, rất thuận lợi

29/10/2021
Giải pháp quản lý amoniac để cải thiện năng suất trên cá Giải pháp quản lý amoniac để cải thiện năng suất trên cá

Amoniac trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề lớn, liên quan đến môi trường và sức khỏe cá. Thứ nhất, amoniac là chất thải nitơ chính của quá trình dị hóa

29/10/2021