Chỉ trồng 2.350ha cây mắc ca tập trung
Theo đó, Bộ NNPTNT chỉ giới hạn diện tích trồng mắc ca ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên là 9.940ha cho đến năm 2020. Trong đó, vùng trồng thuần tập trung là 2.350ha, còn lại 7.590ha là trồng xen. Về tiềm năng đến năm 2030, Bộ NNPTNT cũng nêu quan điểm, diện tích tối đa là 34.500ha, trong đó có 7.000ha trồng thuần.
Riêng vùng Tây Bắc được quy hoạch trồng thuần 1.800ha tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Mộc Châu; Tây Nguyên có 550ha tại các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk. Ngoài ra, 2 tỉnh Hòa Bình và Lâm Đồng được quy hoạch các diện tích trồng xen.
Về cơ sở chế biến, trước mắt Bộ NNPTNT chỉ quy hoạch 12 cơ sở, trong đó Tây Bắc 6 cơ sở, Tây Nguyên 6 cơ sở; còn lại sau năm 2020 mới tiếp tục xem xét bổ sung.
Theo Bộ NNPTNT, mắc ca là cây trồng mới ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về chọn giống, khả năng thích nghi, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, bảo quản và chế biến đang hoàn thiện; thị trường tiêu thụ cần hình thành, phát triển từng bước vững chắc để khẳng định hiệu quả kinh tế- xã hội.
Cũng theo Bộ NNPTNT, quy hoạch mắc ca này dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng vùng. Phát triển mắc ca phải gắn với tạo vùng nguyên liệu tập trung, đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ mới từ khâu sản xuất giống đến gây trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, so với giai đoạn phát triển nóng trước đây, có thể nói diện tích mắc ca được Bộ NNPTNT quy hoạch thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do nhiều địa phương đã phát triển nóng, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng việc nhân giống và bán giống không kiểm soát cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Khi sử dụng nước bị nhiễm mặn, đàn vật nuôi bị rối loạn tiêu hóa đưa đến tiêu chảy. Nếu sử dụng nước có độ mặn vượt ngưỡng chịu đựng của vật nuôi trong thời gian dài có thể gây ngộ độc và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bệnh về thận.
Để giúp hội viên, nông dân (ND) mua được phân bón chất lượng, những năm qua các cấp Hội ND tỉnh Bắc Giang đã tích cực phối hợp các doanh nghiệp (DN) uy tín cung ứng hàng ngàn tấn phân bón cho hội viên, ND chăm bón cây trồng. Trong đó, riêng phân bón Lâm Thao đã chiếm trọn niềm tin của ND nơi đây.
Theo số liệu của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân bón thông thường chỉ đạt 30-50% tùy theo chất đất. Như vậy, xét về giá trị sử dụng thì có khoảng 2/3 lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng đồng nghĩa với lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí.