Chế phẩm probiotic đề phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm
Bệnh đốm trắng do virus là một trong các bệnh khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm do virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào, qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim…). Khi gặp thời tiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh.
Nhóm nghiên cứu đã sản xuất được ở quy mô pilot 20 kg nồng độ lớn hơn, hoặc tương đương 5 x 109/g probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện VP28 dạng CotB-VP28 và 10 kg chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện VP28, có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch và bảo vệ 70% tôm không bị nhiễm bệnh đốm trắng...
Theo PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, phòng trừ bệnh cho tôm bằng phương pháp sử dụng công nghệ gen nhằm tạo ra vaccin thế hệ mới mang kháng nguyên của tác nhân gây bệnh rồi sau đó đưa vào tôm, điều này cho phép kích thích hệ thống miễn dịch, nhờ vậy tôm sẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu này đã thu được kết quả ban đầu khá tốt, tôm có khả năng phòng bệnh cao. Kết quả thu được đối với tôm thẻ chân trắng đạt trên 75%, còn tôm sú là trên 70%. Việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tối đa khả năng sử dụng kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh thủy sản là khuynh hướng đúng, nhằm tránh khả năng tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người.
Có thể bạn quan tâm
Ông Năm Đời, chủ một trang trại nuôi cá tra ở lớn ở cù lao Tân Phong (Tiền Giang) cho biết, hồi trước Tết Bính Thân, giá cá tra trong kích cỡ XK (800 - 900 g/con) ở khu vực này từ 19.000 - 19.500 đ/kg, thì từ khi ra Tết đến giờ, đã tăng lên ở mức 20.000 - 20.300 đ/kg.
Trước tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Cái Vừng thuộc địa bàn tỉnh An Giang và Đồng Tháp (rạng sáng 4-2-2016), Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có Công văn hỏa tốc số 1941/BNN – TCTS đề nghị UBND hai tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ để có kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm, làm chết cá hàng loạt và có biện pháp xử lý, hỗ trợ phù hợp quy định hiện hành.
Hàng chục ha lúa, thủy sản nuôi trồng của bà con nông dân xã Vinh Hải (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị chết, do ảnh hưởng nước thải của các hồ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn xã Vinh Hiền.