Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Che Nilon Đúng Cách Cho Mạ

Che Nilon Đúng Cách Cho Mạ
Ngày đăng: 26/04/2014

Từ 20/01 đến 10/2 là thời vụ gieo mạ xuân muộn tốt nhất đối với các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc. Theo dự báo của cơ quan khí tượng Trung ương trong thời gian này toàn bộ miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tăng cường gây rét đậm, rét hại trên diện rộng làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của trà mạ xuân.

Xin giới thiệu kinh nghiệm che phủ nilon đúng cách cho mạ.

Che ni lon đúng cách chống được chim, chuột và gia cầm phá hại. Nhiệt độ bên trong luống mạ được che phủ nilon luôn cao hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 3-4oC, giúp cho cây mạ có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng. Theo các nhà khoa học nếu nhiệt độ môi trường bên ngoài

Nếu che nilon không đúng cách như dùng nilon màu, làm cho cây mạ thiếu ánh sáng sinh trưởng kém, lá mạ bị vóng vươn dài, yếu dễ bị nấm bệnh hại tấn công. Che nilon rách, thủng sẽ thoát nhiệt bên trong luống mạ ra môi trường bên ngoài, làm cân bằng nhiệt độ trong và ngoài nilon.

Nếu che nilon dạng “bệt” như trải chiếu lên bề mặt luống mạ, gặp rét đậm, rét hại đọng sương trên bề mặt nilon bị trũng, nước sương giá lạnh sẽ làm mạ bị héo chết loang lổ, lá mạ sinh trưởng lướt yếu. Khi trời ấm, nhiệt độ ngoài trời > 25oC, ngọn lá mạ sẽ bị cháy vàng úa do nhiệt độ tăng cao đột ngột.

Che nilon đúng cách là dùng nilon màu trắng, mỏng dai không bị rách thủng trùm kín luống mạ trên một khung hình vòm cống, đỉnh khung cách mặt luống mạ 0,4-0,7m. Lấy một thanh dài buộc liên kết các vòm cống ở phần đỉnh, hai bên hông khung cũng được buộc liên kết bằng thanh dài hoặc nối dây mềm làm toàn bộ khung có kết cấu vững chắc gặp gió bắc mạnh cũng không bị gẫy đổ.

Vật liệu khung bằng tre, nứa cật vót mỏng 1cm, rộng 2cm, dài 2-2,2m đủ che cho luống mạ rộng 1,2m, khung có độ cao 0,4-0,7m. Hết vụ khung che mạ bó thành từng bó ngâm trong nước, đến vụ mạ xuân năm sau lại vớt lên sử dụng tránh bị mối mọt hại.

Cũng cần chú ý, trong thời gian che nilon cho mạ nếu gặp trời nồm, nhiệt độ ngoài trời tăng đột ngột > 25oC, cần phải mở hai đầu nilon vào ban ngày để thoát hơi tránh cho mạ bị bệnh nấm mốc trắng hại cổ rễ mạ, phòng lá mạ bị cháy xém do nhiệt độ tăng cao đột ngột, nếu đêm giá lạnh lại tiếp tục đậy nilon.

Luôn giữ ẩm trên bề mặt luống mạ đạt độ ẩm 80-90% độ ẩm đất tức là nhẵm lên bề mặt luống mạ thấy mềm chân là được.

Trước khi cấy 2-3 ngày nên mở nilon cho mạ làm quen với nhiệt độ môi trường bên ngoài hạn chế mạ bị sốc nhiệt khi cấy ngay ra ruộng, vì ruộng cấy có điều kiện tiểu khí hậu khác hẳn môi trường mạ che nilon.


Có thể bạn quan tâm

Phẩm chất hạt lúa - Phần 3 Phẩm chất hạt lúa - Phần 3

Tinh bột - chất trùng hợp của glucose – là cấu tử chính của gạo, chiếm khoảng 90% trọng lượng khô. Nó hiện diện dưới dạng những hạt đa diện phức hợp

30/01/2018
Phẩm chất hạt lúa - Phần 4 Phẩm chất hạt lúa - Phần 4

Thông thường người ta chú ý đến tỷ lệ gạo nguyên, dạng hạt, độ trắng của gạo, màu sắc và mức độ hư hại của hạt gạo, hàm lượng amylose độ mềm dẻo của cơm

30/01/2018
Phẩm chất hạt lúa - Phần 5 Phẩm chất hạt lúa - Phần 5

Đặc điểm khẩu vị và chất lượng nấu nướng của gạo chủ yếu được xác định do tỷ lệ amylose/amylopectin của nó. Sự hấp thụ nước, độ nở thể tích trong quá trình nấu

30/01/2018
Phẩm chất hạt lúa - Phần 6 Phẩm chất hạt lúa - Phần 6

Chất lượng lúa gạo sẽ thay đổi trong thời gian tồn trữ 3-4 tháng đầu, đặc biệt là nếu giữ ở nhiệt độ trên 15 °C, bất kể là tồn trữ dưới hình thức thóc, gạo lức

30/01/2018
Phẩm chất hạt lúa - Phần 7 Phẩm chất hạt lúa - Phần 7

Các quốc gia xuất khẩu cũng đặt ra những tiêu chuẩn riêng cho mục đích thương mại. Mục đích của việc xây dựng các tiêu chuẩn và phân loại gạo

31/01/2018