Trang chủ / Cây ăn trái / Nhãn

Chế Biến Nhãn Sau Thu Hoạch Sử Dụng Phương Pháp Thủ Công

Chế Biến Nhãn Sau Thu Hoạch Sử Dụng Phương Pháp Thủ Công
Ngày đăng: 27/09/2012

Khi vỏ quả nhãn chuyển từ màu vàng nhạt sang màu vàng, từ dày, xù xì chuyển sang mỏng và nhẵn thì tiến hành thu hoạch. Sau đó chọn loại nhãn ngon, cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước để làm long nhãn.

Nhúng cả chùm nhãn vào nước sôi 1- 2 phút, lấy ra phơi ngoài nắng từ 15 - 20 phút cho đến khi lắc nghe thấy có tiếng kêu lọc xọc là được. Sau đó bóc lấy cùi, rải một lớp mỏng lên nia, giần, sàng... và phơi tiếp 2-3 ngày cho cùi nhãn khô thêm. Khi thấy cùi nhãn lên màu cánh gián sẫm hay cầm tay không thấy dính là được.

Chú ý, khi phơi nhãn phải đảo, trộn nhiều lần để nhãn khô.

Sử dụng lò sấy

Có thể xây dựng lò sấy nhãn, song khâu điều khiển lửa phải đúng kỹ thuật, sao cho nhiệt độ không quá cao, cũng không quá thấp. Lửa đun với nhiệt độ khoảng 50 - 60oC là vừa, sấy trong khoảng thời gian 10 - 20 giờ.

Bảo quản sau chế biến

Long nhãn sau khi sấy hoặc phơi khô, để nguội hẳn rồi bảo quản trong túi nilon, để nơi khô ráo, thoáng mát, hoặc cất trong chum, vại, hòm...


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc nhãn sau thu hoạch Chăm sóc nhãn sau thu hoạch

Những ngày này, khi công việc thu hoạch nhãn cơ bản kết thúc, người trồng nhãn trên địa bàn tỉnh lại tập trung chăm sóc nhãn.

18/10/2018
Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn

Biện pháp kỹ thuật tạm thời hướng dẫn phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn, giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất nhãn theo hướng sản xuất

04/12/2018
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 1 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 1

Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên đất trồng thích hợp cho cây nhãn là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông

04/12/2018
Bệnh chổi rồng hại nhãn và cách phòng trị Bệnh chổi rồng hại nhãn và cách phòng trị

Bệnh “chổi rồng” còn gọi là bệnh “chùn ngọn”, “xù ngọn”, “đầu lân”… xuất hiện từ năm 2003), gây hại rải rác ở Đông Nam bộ.

05/12/2018
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 2 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 2

Sâu, bệnh hại trên cây nhãn: Sâu hại trên cây nhãn, Sâu đục gân lá Nhãn, Bọ xít nhãn, Sâu đục thân hại nhãn, Rệp hại hoa quả, Câu cấu xanh hại nhãn

06/12/2018