Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn

Châu Thành (Đồng Tháp) đẩy mạnh dập dịch chổi rồng trên nhãn
Ngày đăng: 10/07/2015

Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện thực hiện nhiều giải pháp dập dịch chổi rồng như: mở lớp tập huấn hướng dẫn cho nhà vườn kỹ thuật cắt tỉa, chăm sóc nhãn bị chổi rồng, thực hiện mô hình trình diễn các giống nhãn chống chịu chổi rồng... bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo ghi nhận của Trạm BVTV huyện, hiện tại diện tích nhãn bị chổi rồng đang trong giai đoạn phục hồi từ 60 - 70%. Ngành nông nghiệp đang tiếp tục hướng dẫn nông dân khắc phục dập dịch trong những giai đoạn tiếp theo. Trong năm 2015, Trạm BVTV thực hiện mô hình trình diễn các giống nhãn chống chịu chổi rồng trên 3 giống: nhãn Idor, nhãn Thạch Kiệt và nhãn Mỹ, quy mô 1ha ở xã An Nhơn.

Thực tế công tác dập dịch chổi rồng ở địa phương thời gian qua còn vướng phải nhiều khó khăn như: giá nhãn ở mức thấp là nguyên nhân chính khiến cho diện tích cũng như tỷ lệ nhiễm chổi rồng chưa được khắc phục. Giá nhãn bình quân 8.000 - 10.000 đồng/kg thì mới chỉ bằng giá thành sản xuất nên không khuyến khích được nhà vườn chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh. Mặt khác, những vườn nhãn già cỗi trên 10 năm tuổi phần lớn cây cao, tán lớn nên nông dân phải tốn nhiều công lao động để cắt tỉa cành bệnh và rất khó xử lý thuốc trừ nhện. Việc xử lý thuốc trừ nhện lông nhung của nông dân trong một vùng thường không đồng loạt, dẫn đến hiệu quả phòng trị chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, tâm lý chán nản, sợ không có thu nhập từ nhãn nên đầu tư chưa cao kết quả thu về không có lãi...

Ông Phạm Văn Tâm - Trưởng Trạm BVTV huyện Châu Thành cho biết, để phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn tốt cần áp dụng đồng loạt trên diện rộng. Trong đó, tập trung các biện pháp loại bỏ mầm bệnh và quản lý triệt để trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung. Trong giai đoạn sau dập dịch chổi rồng nhưng bệnh vẫn còn nhiễm nặng đối với vùng nhãn tiêu da bò, nên thu gom cành nhiễm phun thuốc tiêu hủy cẩn thận. Sau khi cắt tỉa nên bón nhiều phân đạm cho cây ra chồi, lá non đồng loạt. Nếu cành, lá mới tiếp tục bị nhiễm thì phải cắt bỏ triệt để vì mầm bệnh và nhện còn tồn tại. Cung cấp dinh dưỡng cho cây đầy đủ, cân đối, bón phân vô cơ, phân hữu cơ giúp rể phát triển tốt và cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng để tăng sức chống chịu cho cây.


Có thể bạn quan tâm

Nhơn Hải Trúng Mùa Hành Tím Nhơn Hải Trúng Mùa Hành Tím

Nông dân xã Nhơn Hải đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch rộ hành tím vụ đông- xuân. Cây hành tím trúng mùa tạo nên bức tranh tươi thắm sắc màu của vùng quê ven biển huyện Ninh Hải.

04/04/2014
Làm Giàu Ở Vùng Đất Mới Làm Giàu Ở Vùng Đất Mới

8 năm trước, lúc mới chia tách, xã Tân Phú (huyện Long Mỹ) gian nan tìm cho mình hướng phát triển, nói như những lão cao niên thì do ở đây chỉ có phần “mỡ”, còn phần “nạc” về nơi khác nên khó làm giàu. Nhưng rồi sau 8 năm đó, Tân Phú đã dần chứng tỏ đây là vùng đất mới tiềm năng...

25/07/2014
Dưa Hấu Cho... Cá Ăn Dưa Hấu Cho... Cá Ăn

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.

04/04/2014
Nhu Cầu Muối Châu Á Đang Tăng Mạnh Nhu Cầu Muối Châu Á Đang Tăng Mạnh

Phần lớn nhu cầu gia tăng từ nay tới 2018 sẽ đến từ lĩnh vực hóa chất. Các nhà nhập khẩu khó tính rất ưa chuộng muối Việt Nam nhờ sản xuất bằng phương pháp thủ công.

04/04/2014
Mở Rộng Diện Tích Gieo Trồng Cây Các Loại Mở Rộng Diện Tích Gieo Trồng Cây Các Loại

6 tháng đầu năm 2014, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện đạt 5.465,3 ha với các loại cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, mía và một số cây trồng khác, năng suất, sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, huyện cũng đảm bảo diện tích gieo trồng vụ chiêm xuân, tăng 0,47% so với kế hoạch; tiêu thụ tốt sản phẩm mía lưu vụ năm 2013 với giá trị đạt trên 150 triệu đồng/ha.

25/07/2014