Chất Lượng Nước Và Quản Lý Chất Lượng Nước Trong Nuôi Trồng Thủy Sản (P6)
Quản lý chất lượng nước
Các thông số chất lượng nước cần được theo dõi để phục vụ trong hướng dẫn cách quản lý ao hồ, như vậy có thể tránh được các điều kiện gây ra ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tôm.
Nếu xảy ra trường hợp xấu, các thông số này có thể giúp đỡ trong việc chẩn đoán, nhờ đó chúng ta có thể đưa ra biện pháp khắc phục. Từng thông số riêng lẻ thường không chẩn đoán được gì, nhưng nhiều thông số gộp lại sẽ là các chỉ số thể hiện các quá trình đang xảy ra trong ao hồ.
Mật độ của thực vật phù du và vi sinh vật là yếu tố quan trọng trong việc quyết định về mức độ oxy và các chất chuyển hóa trong ao. Sự biến động trong nồng độ oxy hòa tan (including its vertical profile), độ pH và carbon dioxide (CO2) cho biết mật độ của thực vật phù du và vi sinh vật. Vì carbon dioxide (CO2) là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự biến động đến độ pH, nên viêc theo dõi biến động độ pH nên được xem xét thỏa đáng; Ngoài ra, carbon dioxide (CO2) khó có thể để đo lường chính xác.
Đo các số liệu hàng ngày nên được tiến hành vào đầu giờ các buổi, tức là buổi sáng từ 5 đền 6 giờ sáng và buồi chiều từ 2 đến 3 giờ chiều. Các thông số này tương ứng với chu kỳ trước khi bắt đầu quá trình quang hợp và đỉnh cao của quá trình quang hợp.
Vì vậy, thông số tối đa và thông số tối thiểu xảy ra trong thời gian này. Các thông số khác không có mô hình rõ ràng, do đó có thể được theo dõi chỉ một lần một ngày, nên đo các số liệu này mỗi ngày tại một thời điểm chung. Dữ liệu thức ăn và tăng trưởng cần phải được trình bày bên cạnh với các thông số chất lượng nước.
Bởi vì tảo nở hoa là hậu quả của các chất dinh dưỡng từ thức ăn và thức ăn dư thừa có thể gây ra sự suy thoái nhanh chóng của chất lượng nước.
Cẩn trọng theo dõi và thu thập dữ liệu sẽ vẫn vô dụng trừ khi các số liệu này ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến quản lý nước. Việc này quan trọng hơn khi quyết định tăng chi phí để thực hiện chương trình quản lý khác nhau (sục khí, thay nước, đầu vào).
Hầu hết các vấn đề chất lượng nước có thể được giải quyết với việc thay nước thích hợp. Vì vậy, nếu một lượng lớn nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản đã có sẵn, giám sát sẽ không được đánh giá đúng và năng suất có thể không đạt được như mục tiêu đã đề ra. Nếu vấn đề nước bị hạn chế, thì khi người nuôi thâm canh nhiều hơn, các nguy cơ phải gặp sẽ tăng lên như chất lượng nước và các vấn đề bệnh tật.
(Còn tiếp)
Source (trích lục): WATER QUALITY FOR POND AQUACULTURE
Claude E.Boyd - Department of Fisheries And Allied Aquacultures Auburn University, Alabama 36849 USA
Biên dịch viên: Vân Anh
Ghi rõ nguồn www.2lua.vn khi trích dẫn, sao chép nội dung bài viết này.
Có thể bạn quan tâm
Việc sinh sản nhân tạo cá nàng hai Chilata ornata (Cá thác lác) sẽ mở ra triển vọng cho người nuôi trong việc chủ động giống chất lượng, giúp tăng giá trị và lợi nhuận.
Để có giống tôm thẻ chân trắng (TTCT) đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu kỹ thuật, chăm sóc tốt trong suốt quá trình ương nuôi ấu trùng.
Trong nuôi trồng thủy sản, các thông số môi trường đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình, nói cách khác, thông số môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống, sinh trưởng, dinh dưỡng của vật nuôi.
Dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa giảm được giá thành sản phẩm.
Một số mô hình nuôi tôm theo công nghệ Semifloc ở Nghệ An, Phú Yên, Bình Thuận… đã khẳng định được tính an toàn sinh học cao, hạn chế tối đa ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, mang lại hiệu quả cao.