Chất cấm mới phát hiện trong chăn nuôi độc hại thế nào
Ngày 6/9, ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho biết, mới đây, Thanh tra Bộ cùng với Chi cục Thú y TP.HCM đã kiểm tra và phát hiện nhiều lô lợn “dính” chất cấm tại các cơ sở giết mổ.
Ngoài ra, trong quá trình thanh tra, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm một chất cấm mới có tên là Cysteamine – chất kích thích tăng trưởng, giảm lượng mỡ, tạo nạc cho vật nuôi.
“Một số cơ sở nhập khẩu và buôn bán thức ăn chăn nuôi có chứa chất Cysteamine nhưng không ghi thành phần trên nhãn mác.
Ở Việt Nam, chất này thuộc chất ngoài danh mục, hạn chế nhập khẩu và cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”, ông Dũng cho hay.
Theo ông Dũng, chất Cysteamine đã bị Liên minh châu Âu (EU) hoàn toàn cấm sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Nhiều tổ chức về thú y cũng khuyến cáo chỉ dùng Cysteamine để xử lý cho những trường hợp vật nuôi riêng lẻ, cụ thể, không dùng trong chăn nuôi đại trà thương mại.
Hiện nay, tại một số nước như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan… chất Cysteamine vẫn được phép sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Chính vì thế, bằng nhiều con đường khác nhau, chất này vẫn được nhập lậu vào Việt Nam.
Nhiều trang trại hay doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vẫn lén lút trộn chất này vào thức ăn để làm lợi bất chính.
Trao đổi với phóng viên, Giáo sư Vũ Duy Giảng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, về bản chất, Cysteamine rất hữu dụng đối với cả y học và ngành chăn nuôi.
Ở người, Cysteamine đã được sử dụng trong y học từ năm 1994 để điều trị bệnh một số bệnh liên quan đến thận, cơ, tuyến giáp, não và mắt.
Gần đây, Cysteamine được sử dụng để điều trị những rối loạn suy giảm thần kinh do di truyền trong các bệnh Huntington và Parkinson.
Ngoài ra, Cysteamine cũng được dùng đến như một hoạt chất chống lại tác dụng độc của kim loại nặng, tác dụng độc do quá liều của acetaminophen và một số hóa chất khác.
Trong thú y, Cysteamine nếu được kết hợp sử dụng với các thuốc dexamethasone và axit ascorbic điều trị một số bệnh rối loạn trao đổi chất như bệnh thở thơm và mất tính ham ăn ở bò và ngựa; viêm vú, viêm tử cụng và mất sữa ở lợn nái.
“Tuy nhiên, Cysteamine được sử dụng như một phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng thì những người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền, suy yếu hệ thống miễn dịch...”, GS Giảng chia sẻ.
Theo GS Giảng, ở Việt Nam trước đây, Cysteamine đã từng được phép sử dụng nhưng sau đó nhận thấy chất này có liên quan tới các yếu tố kích thích hoóc – môn tăng trưởng cũng như các nguy cơ sức khỏe con người, các nhà khoa học đã tư vấn và Bộ NN&PTNT quyết định cấm nhập khẩu, lưu hành và sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Bộ luật hình sự mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 quy định, người chăn nuôi dùng chất cấm, người biết rõ thực phẩm bẩn mà vẫn cố tình chế biến, cung cấp ra thị trường sẽ bị phạt 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm, thậm chí tới 20 năm hoặc có thể cao hơn nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm
Bà con xã Diễn Thành, Diễn Châu vài năm nay triển khai trồng rau muống với diện tích 16,3 ha. Không chỉ cung cấp rau xanh hàng ngày, rau muống còn thu hái quanh năm cho thu nhập vài trăm ngàn đồng/ hộ/ngày.
Khi nước sông suối xuống thấp, người dân vùng cao miền Tây xứ Nghệ nô nức rủ nhau đi bắt tít nước. Loại côn trùng này được đồng bào dân tộc Thái gọi là “cần tở”, hình dáng trông khá giống loài rết nhưng sinh sống dưới nước.
Lần đầu tiên, một nhà khoa học đến từ khối doanh nghiệp sẽ được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ (KHCN). Đó là TS Hoàng Đức Thảo – tác giả Cụm công trình Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.