Chanh giấy trái to, dài nhìn ngỡ đu đủ
Dù không ai biết chính xác loại chanh đặc biệt này có nguồn gốc từ đâu, thế nhưng theo người dân thôn Quế thì giống chanh này được trồng ở đây từ nhiều chục năm nay. Và người ta gọi tên nó là chanh giấy.
Cây chanh giấy có trái "khủng" đã trưởng thành
Số lượng trái khá ít
Qua quan sát thì cây chanh trưởng thành cao từ 1-3m, cũng có gai ở thân, nhánh và lá có mùi thơm như những cây chanh bình thường. Tuy nhiên số lượng trái ra khá ít, chỉ từ 5-15 trái/cây, nhưng có kích cỡ to đến khó tin.
Kích cỡ trái chanh to ngang trái đu đủ.
Trái chanh giấy nhỏ nhất cũng phải to gấp 1,5 trái cam sành, nhiều trái to và dài nhìn chẳng khác nào trái đu đủ ta ở dưới đồng bằng, với trọng lượng ước nặng đến 300-400 gram/trái. Khi còn non trái có màu xanh, già thì màu vàng tươi và lớp vỏ rất dày như vỏ bưởi. Phần ruột bên trong khá ít so với kích cỡ của trái và cũng được chia thành các múi, với số lượng từ 10-15 múi/trái. Khi vắt để pha chế làm nước giải khát uống, loại chanh này có vị chua ít hơn, thanh và đặc biệt rất thơm.
Những trái chanh giấy đặc biệt này chủ yếu để sử dụng trong gia đình hoặc cho người thân chứ không mang đi bán.
Phần ruột bên trong chanh giấy khá ít so với kích cỡ của trái và cũng được chia thành các múi.
Người dân ở đây cho biết, không phải nhà nào cũng trồng loại chanh này và số lượng cũng không nhiều, chỉ từ 1-4 cây/nhà, chủ yếu là để dùng, hoặc bà con xung quanh cần thì đến hái, chứ không thu hoạch mang đi bán bao giờ.
Có thể bạn quan tâm
Người Trung Quốc chuộng sâm rừng Mỹ bởi nhân sâm châu Á chủ yếu là sâm trồng với chất lượng thấp. Loại sâm Mỹ 20 năm tuổi có giá trị cao tương đương với đá quý.
Trên là chia sẻ của anh Đào Ngọc Nam - người từng sống, làm việc ổn định tại nước ngoài, nhưng với mong muốn “ai cũng được dùng thực phẩm sạch” đã về nước và cho ra đời Chuỗi thực phẩm sạch An Việt (An Việt Food) do anh làm Tổng giám đốc.
Với trình độ thâm canh cao và nhanh nhạy tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, bà con nông dân tỉnh Hưng Yên từ 5 năm trở lại đây đã dần xoá bỏ tập quán bón phân đơn họ chuyển sang bón phân NPK Văn Điển cho các loại cây trồng nói chung, trong đó có bón cho cây dưa nói riêng rất hiệu quả.