Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chăn nuôi Việt Nam đang thua toàn tập

Chăn nuôi Việt Nam đang thua toàn tập
Tác giả: Trung Minh
Ngày đăng: 26/03/2016

Cụ thể, ông Chinh đã chỉ ra nhiều vấn đề bất cập, thiếu sót của ngành chăn nuôi. Đơn cử như giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn cao hơn nước khác từ 10-12%. Điều này khiến chi phí đầu vào của người dân cao, dẫn đến đầu ra cao khiến giảm sức cạnh tranh, hạ thấp lợi nhuận.

Một mặt hạn chế nữa là, kiểm soát thực phẩm nhập khẩu cũng còn nhiều bất cập khi gia cầm sống nhập lậu qua biên giới chưa được kiểm tra chặt chẽ. Cùng với đó, hệ thống quản lý từ trên xuống dưới có nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, tin vui với ngành khi Bộ NNPTNT đang xúc tiến hình thành các chi cục thú y địa phương để điều hành chuỗi sản phẩm theo cách tiên tiến.

Theo ông Chinh, riêng với ngành chăn nuôi lợn, trọng lượng xuất chuồng của lợn ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 68kg/con, trong khi các nước khác đến 100-120kg/con, mà họ còn tiết kiệm được nhiều chi phí khác. Ở các nước như Thái Lan, Mỹ, Brazil, tỷ lệ lợn nái trong chuồng chỉ 10-12%, trong khi ở nước ta chiếm hơn 14%. Khi tỷ lệ này càng cao, đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả nguồn lợn nái để phát huy năng suất cao nhất. Nếu không sẽ rất tốn chi phí, không kinh tế.

Riêng về bò sữa, theo thống kê của Cục Chăn nuôi, đàn bò sữa đã tăng gần 21% số lượng và tăng gần 32% sản lượng sữa trong năm 2015. Tuy vậy, ngành chăn nuôi bò sữa chỉ cung cấp được 30% nhu cầu trong nước. Còn lại phải nhập sữa bột để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Ông Chinh cho biết, điểm đáng mừng là hiện nay sữa do Việt Nam sản xuất đã bán ra 31 quốc gia, trong đó có những nước như Mỹ, Lào, châu Phi là khách hàng lớn với tổng giá trị xuất khẩu 130-200 triệu USD năm 2015. Dù đa số các số liệu cho thấy ngành chăn nuôi tăng trưởng và có nhiều thay đổi tích cực, nhưng vẫn còn đó nhiều nỗi lo.

“Mỗi năm chúng ta xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, gạo, điều, gỗ được khoảng 30 tỷ USD. Tuy nhiên chúng ta lại nhập khẩu rất nhiều. Chỉ riêng lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, năm 2015 chúng ta đã nhập tương đương 5,03 tỷ USD. Chăn nuôi trở thành ngành tiêu thụ thức ăn nhập khẩu nhiều, gây mất cân bằng cán cân nhập khẩu”- ông Chinh cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Các giải pháp chuyển đổi cây trồng chống hạn Các giải pháp chuyển đổi cây trồng chống hạn

Bộ NNPTNT vừa đưa ra một số giải pháp hướng dẫn chuyển đổi cây trồng nhằm chống hạn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

26/03/2016
Không tiền khó tiến xa thay vườn cà phê Không tiền khó tiến xa thay vườn cà phê

Mặc dù là tỉnh nghèo, song hiện Quảng Trị đang cần tới hơn 120 tỷ đồng để tái canh cây cà phê, bởi từ năm 2012 trở lại đây, người trồng cà phê không còn lưu luyến với cây trồng này nữa do chất lượng và giá cả cà phê xuống thấp, các vườn cà phê già cỗi lâu năm chưa được thay thế…

26/03/2016
Ông đỡ mát tay của nhiều mô hình sản xuất Ông đỡ mát tay của nhiều mô hình sản xuất

Đó là ông Lê Lý Tưởng - Trưởng ban Kinh tế thuộc Hội nông dân (ND) tỉnh Bình Phước. Dù được phân công ở lĩnh vực nào, ông cũng luôn hoàn thành nhiệm vụ. Không những được đồng nghiệp tin tưởng, ông còn được nông dân xem như người mát tay trong xây dựng các mô hình kinh tế.

26/03/2016