Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học, lợi ích kép

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học, lợi ích kép
Tác giả: Phúc Tần
Ngày đăng: 04/12/2019

Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia, hiện đệm lót sinh học được sử dụng phổ biến trong ngành chăn nuôi nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường và chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững.

Đệm lót sinh học là hỗn hợp giữa chất trộn (trấu, mụn dừa hoặc trấu, mùn cưa) và men vi sinh được dùng để lót nền chuồng trong chăn nuôi heo. Đây là phương pháp chăn nuôi mà vi sinh vật được đưa vào trong đệm lót để thực hiện quá trình lên men tiêu hủy hoàn toàn mùi hôi.

Cơ chế hoạt động của chúng là vi sinh được cấy trong đệm lót sẽ phân giải mạnh và đồng hóa tốt các thành phần có trong chất thải động vật để chuyển hóa thành các chất vô hại, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật có hại có trong nền chuồng nuôi.

Nhà nông áp dụng phương pháp này trong chăn nuôi sẽ được nhiều lợi ích. Cụ thể, nếu chăn nuôi heo truyền thống, nhà nông sẽ phải thu gom chất thải, rửa chuồng hàng ngày, mất rất nhiều thời gian, nhân công, việc xử lý môi trường cũng không triệt để. Với chăn nuôi trên đệm lót sinh học, vừa giảm chi phí sản xuất, nhân công, giảm bệnh tật, chất lượng thịt tăng, giá heo cao hơn heo truyền thống, lại vừa không gây mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường nên có thể phát triển gần khu dân cư.

Tuy nhiên, để chăn nuôi trên đệm lót đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi cần lưu ý sau: trước khi thả heo vào chuồng cần rải đều phân trên mặt đệm lót để heo có thói quen thải phân tương tự. Mật độ nuôi 1,5 m2/con là phù hợp, đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài tuổi thọ của đệm.

Đảm bảo độ ẩm tầng trên cùng của đệm lót luôn giữ ở 20% để đảm bảo cho sự lên men tiêu hủy phân tốt, heo không cảm thấy khó chịu, da được bảo vệ tốt. Giữ cho đệm lót không bị ướt do nước mưa và nước từ vòi uống. Trong trường hợp đệm lót bị ướt cần bổ sung chất độn lót khô.

Hoặc trường hợp đệm lót bị khô cần phải làm ẩm đệm lót. Đảm bảo đệm lót luôn tơi xốp để phân tiêu hủy nhanh, do vậy hàng ngày cần xới tơi đệm lót, đặc biệt ở chỗ đệm lót có hiện tượng kết tảng.

Thường xuyên quan sát phân, nếu thấy phân nhiều ở một chỗ cần vùi lấp ngay. Nếu lượng phân quá nhiều, không phân giải hết có thể mang đi. Khi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót đang hoạt động tốt. Ngược lại, cần phải xới đệm lót và bổ sung thêm dịch chế phẩm men. Ngoài ra, sau 1 - 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm thì bổ sung thêm 5 - 10% chất độn và chế phẩm men.


Có thể bạn quan tâm

Cách phòng chống dịch tả lợn châu Phi Cách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Các hộ chăn nuôi cần vệ sinh khu vực chăn nuôi, cách ly lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh và chăn nuôi theo mô hình hiện đại hoá.

04/10/2019
Cách chăm sóc lợn tránh dịch tả châu Phi Cách chăm sóc lợn tránh dịch tả châu Phi

Người nông dân cần chú ý kiểm soát chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, con giống và quá trình chăm sóc lợn khi dịch tả châu Phi vẫn tiếp diễn.

09/10/2019
Cách nuôi lợn an toàn sinh học mùa dịch Cách nuôi lợn an toàn sinh học mùa dịch

Quy trình chăn nuôi lợn sinh học cần đảm bảo vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại để đảm bảo an toàn.

15/11/2019