Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Chăn nuôi bò sữa theo mô hình VietGAP

Chăn nuôi bò sữa theo mô hình VietGAP
Tác giả: Nam Tùng Sơn
Ngày đăng: 19/09/2017

Hiện nay, nông dân ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã liên kết với các doanh nghiệp xây dựng mô hình “Chăn nuôi bò sữa áp dụng VietGAP”. Nhờ đó, chất lượng sữa được cải thiện đáng kể, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Nghề nuôi bò sữa đã và đang trở thành nghề làm giàu của người dân huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).

Đảm bảo vệ sinh cho sữa

Nghề chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Tường đã xuất hiện từ lâu, song người dân ở đây vẫn chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm là chính. Để thay đổi tư duy chăn nuôi, nhiều hộ dân đã liên kết với Công ty cổ phần quốc tế sữa quốc tế IDP.

Theo đó, phía công ty này triển khai dự án hỗ trợ 1.000 con bò cho người dân. Các hộ tham gia dự án sẽ được hỗ trợ 24 triệu đồng tiền giống cho mỗi con bò sữa trong thời hạn từ 12 – 18 tháng, không lãi suất. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa găng tay để vắt sữa đảm bảo vệ sinh, thụ tinh nhân tạo; 100% vaccin lở mồm long móng, hóa chất khử trùng; 50% tinh bò sữa, tinh HF giới tính cái nhập ngoại.

Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Hà Nội) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Tường đã triển khai mô hình “Chăn nuôi bò sữa áp dụng VietGAP”. Theo đó, các hộ đã được hướng dẫn tỷ mỷ về kỹ thuật từ phối trộn thức ăn, đến vắt sữa, bảo quản sữa đảm bảo vệ sinh an toàn. Ông Trần Văn Tiến, thôn Cam Giá (xã An Tường), hiện có 6 con bò sữa, trung bình thu 18 – 22 lít/con/ngày cho biết: “Trước đây, chúng tôi cũng chưa biết thế nào là bảo quản sữa an toàn, từ ngày được hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp thiết bị, mình đã bảo quản sữa được tốt hơn, mà không sợ bị nhiễm bẩn khi chưa kịp đem đến điểm thu mua”.

Nuôi bê bằng sữa bột

Để khắc phục hạn chế về nguồn giống, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KN-KN) Vĩnh Phúc đã phối hợp với một hãng sữa của Hà Lan là Young Calf, triển khai mô hình thí điểm “Nuôi bê bằng sữa bột”.

Hiện Vĩnh Tường có khoảng 500 hộ chăn nuôi bò, với hơn 2.240 con bò sữa, sản lượng sữa đạt 4.000 - 4.200 tấn/năm. Trong đó, các xã Vĩnh Thịnh, An Tường, Bình Dương có số lượng bò nhiều nhất, nhiều hộ có đến 20 - 30 con.

Bà Thiều Thị Thu Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm KN-KN Vĩnh Phúc cho biết: “Năm 2011, chúng tôi đã làm mô hình thí điểm với 20 con bê sơ sinh, trong đó 10 con dùng sữa mẹ và 10 con dùng sữa bột. Kết quả, 10 con bê dùng sữa bột vẫn phát triển bình thường, tương đồng với bê bú sữa mẹ”. Theo bà Hằng, so với bê bú sữa mẹ, trong vòng 4 tháng bê nuôi bằng sữa bột lãi được khoảng 2 – 2,5 triệu đồng tiền sữa.

Từ thành công của mô hình này, hiện trên địa bàn Vĩnh Tường và các huyện Lập Thạch, Tam Đảo đang hình thành nghề “gột” bê sữa. Anh Vũ Văn Thọ, thôn An Lão (Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường), một trong những hộ đang ăn nên làm ra từ nghề nuôi “gột” bê sữa tâm sự: “Lúc đầu, tôi chỉ mua 2 con bê về nuôi, với giá 4,5 triệu đồng/con, sau 3 tuần tuổi bán được 6,5 triệu đồng/con. Nếu nuôi 4 – 5 tháng tuổi, giá khoảng 24 – 25 triệu đồng/con, trừ chi phí lãi 3 – 4 triệu đồng con.


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất.

05/05/2017
Người chăn nuôi cần làm gì trước nguy cơ dịch lở mồm long móng Người chăn nuôi cần làm gì trước nguy cơ dịch lở mồm long móng

Trước nguy cơ dịch bệnh đe dọa để bảo vệ đàn gia súc, Chi cục khuyến cáo người chăn nuôi cần phải áp dụng ngay các biện pháp để phòng bệnh cho đàn gia súc:

09/05/2017
Cách nhận biết và biện pháp phòng, chống Bệnh lở mồm long móng Cách nhận biết và biện pháp phòng, chống Bệnh lở mồm long móng

Chi cục Thú y hướng dẫn bà con chăn nuôi cách nhận biết và biện pháp phòng chống bệnh lở mông long móng ở gia súc như sau:

09/05/2017