Chăn nuôi bằng công nghệ Thái Lan tiết kiệm nước
Nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh Sơn La triển khai mô hình nuôi lợn khép kín bằng công nghệ Thái Lan đã giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tiết kiệm nước tối đa.
Trang trại nuôi lợn khép kín của ông Nguyễn Công Bắc. Ảnh: TH.
Nước ta hiện có các mô hình chăn nuôi kiểu chuồng hở, chuồng kín, chuồng sàn bê tông và sử dụng bể tắm lợn. Sử dụng nhiều nước nhất là các trang trại quy mô trung bình áp dụng công nghệ chuồng hở và sử dụng bể tắm lợn. Trung bình các trang trại này sử dụng khoảng 30 lít nước/đầu lợn/ngày để làm vệ sinh và làm mát lợn. Các trang trại áp dụng công nghệ chuồng kín sử dụng ít nước hơn do đã có hệ thống quạt để làm mát lợn. Trước những thách thức về môi trường, lãng phí nước, các trang trại lớn ở Sơn La đã đầu tư khoa học công nghệ vào chăn nuôi lợn.
Tiên phong trong đầu tư công nghệ chăn nuoi tiết kiệm nước là Cty CP Chăn nuôi Lộc Phát BLLT của ông Nguyễn Công Bắc, phường Chiềng Sinh (TP Sơn La). Cty có 4 trang trại nuôi lợn, với 1.500 con lợn nái, 7.000 con lợn thịt. Từ năm 2007, 4 trang trại áp dụng công nghệ nuôi khép kín, sử dụng biogas phủ bạt (hồ sinh học) cùng máy tách phân nên bảo vệ được môi trường, nâng cao hiệu quả SX.
Theo đó, toàn bộ hệ thống trang trại được xây dựng bằng chuồng trệt, bể tắm ngay trong chuồng nên toàn bộ lợn hầu như không phải tắm rửa, nước chỉ dùng để cho lợn uống. Bên cạnh đó, vòi nước cho lợn uống ở gần khu vực bể tắm, khi lợn uống nước rơi vãi dần thì sẽ chảy vào bể tắm. Đồng thời, chất thải của lợn sẽ theo dòng nước chảy vào hệ thống thu gom rồi chảy ra bể biogas. Toàn bộ sàn lợn được vệ sinh khô. Để chuồng trại luôn thông thoáng, trang trại được lắp đặt quạt làm mát công nghiệp, giàn làm mát, mái cách nhiệt…
Đàn lợn luôn sạch sẽ trong trang trại. Ảnh: TH.
Ông Nguyễn Công Bắc cho biết: “Chuồng trại nuôi khép kín theo tiêu chuẩn Thái Lan, đàn lợn không phải tắm rửa nên tiết kiệm nhiều nước, lợn lúc nào cũng khô ráo, bệnh tật giảm nhiều. Trang trại nhà tôi không sử dụng tiết kiệm nước thì không tồn tại được. Trước đây tôi nuôi lợn thủ công tiêu tốn 100% nước, sau khi sử dụng công nghệ này thì chỉ tiêu tốn 30-50% nước. Trong khi tăng được năng suất, chất lượng đàn lợn, vừa tiết kiệm nước, vừa bảo vệ môi trường”.
Cũng theo ông Bắc, bình thường một con lợn tiêu tốn 50-60 lít nước/ngày, khi áp dụng công nghệ Thái Lan thì tiết kiệm nước khoảng 50%. Như một con lợn nái ngày trước tiêu tốn 20 lít nước/ngày thì giờ chỉ sử dụng khoảng 10 lít/ngày. Lợn thịt trước khoảng mười mấy lít, giờ chỉ còn khoảng 5 lít/ngày, trong đó nhu cầu uống 2 lít, nhu cầu sử dụng vào bể tắm 3 lít, tiết kiệm nước rất nhiều.
Ngoài lợi ích về tiết kiệm nước, giá trị, chất lượng của đàn lợn tăng lên nhờ áp dụng công nghệ khép kín. Ông Bắc chia sẻ: “Khi lợn tắm thì phải hoạt động, sản sinh ra một lượng Kalo để chống cái nóng, cái lạnh, thì sản lượng của lợn sẽ chênh nhau cả 1kg. Đối với một con lợn, 1kg không vấn đề gì nhưng với trang trại nuôi gần 10.000 con lợn thì ảnh hưởng đến cả lợi nhuận kinh tế”.
Bên cạnh đó, để giải quyết bài toán về môi trường ông đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây hệ thống xử lý chất thải, hầm biogas. Năm 2018, nhờ sự hỗ trợ của Sở NN-PTNT Sơn La, ông Bắc đầu tư máy ép phân, trở thành trang trại chăn nuôi khép kín hoàn thiện nhất ở Sơn La.
Trang trại sử dụng máy ép phân nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Ảnh: TH.
“Khi sử dụng thì một phần nước sẽ chảy vào biogas tạo thành khí đốt, phần chất thải thì vào máy ép phân tạo ra phân hữu cơ. Một ngày trang trại ép 1-1,2 tấn phân, hiệu qủa kinh tế một phần nhưng giải quyết ô nhiễm môi trường, giảm tải chất thải”, ông Bắc tâm đắc.
Ông Nguyễn Công Bắc: “Tâm lý người dân ngại chi phí cao, đương nhiên khi áp dụng công nghệ thì chi phí cao hơn nuôi thủ công. Nếu áp dụng thì giảm được phân gio, môi trường dịch bệnh, vật nuôi sinh trưởng tốt hơn”.
Có thể bạn quan tâm
Các sản phẩm có cùng đặc tính có thể xen canh lẫn nhau, hỗ trợ “lấy ngắn nuôi dài”, bổ sung thu nhập và tái đầu tư sản xuất, phát triển mô hình trồng vườn
Thời tiết giai đoạn chuyển mùa vụ xuân hè có nhiều thay đổi: nắng, nóng xen kẽ mưa ẩm làm giảm sức đề kháng của gia súc gia cầm
Ông Phan Văn Đắt (sinh năm 1953, ngụ ấp Trung Phú 6, xã Vĩnh Phú, Thoại Sơn) cho biết: “Tôi đang trồng 2.500 cây dưa lưới trong nhà màng với diện tích 1.000m2.