Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chăm sóc vải thiều giai đoạn ra hoa

Chăm sóc vải thiều giai đoạn ra hoa
Tác giả: Đức Thọ
Ngày đăng: 20/10/2018

Do mùa đông năm nay ấm hơn nhiều năm trước, thời gian rét ngắn ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa của cây vải, đặc biệt là vải thiều chính vụ. Hiện trà vải sớm cơ bản đã ra hoa; trà vải thiều chính vụ có vườn chưa báo hoa, có vườn đã ra hoa kẹp lộc. 

Cán bộ khuyến nông huyện Lục Ngạn kiểm tra mầm hoa vải thiều tại xã Trù Hựu.

Như vậy, vải thiều chính vụ ra hoa chậm hơn so với mọi năm khoảng 20 ngày. Trước thực tế trên, kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thanh Thúy, cán bộ Trạm khuyến nông Lục Ngạn đưa ra khuyến cáo về kỹ thuật chăm sóc vải thiều của thời kỳ này:

Trên trà vải sớm, hiện cơ bản đã báo hoa, khi chiều dài của hoa từ 4 - 6 cm có thể khoanh nhẹ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoa, hạn chế hiện tượng ra hoa kẹp lộc. Cùng đó, người dân nên thực hiện kết hợp biện pháp tỉa cành. Tỉa tất cả các cành tăm, cành sâu bệnh, cành dầy xít, cành trong tán… để các cành hoa chính phát triển tốt, giảm sự trú ngụ của sâu bệnh và tạo điều kiện cho việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sau này thuận tiện hơn.

Trên trà vải thiều chính vụ, đối với những vườn chưa báo hoa: Người dân thường xuyên thăm vườn để theo dõi, có thể phun các loại chế phẩm kích thích ra hoa như kích phát tố hoa, trái Thiên Nông, các dòng Siêu Lân 10:55:10+TE, 5:50:10+TE… kết hợp với khẩn trương tỉa cành, chỉ để lại những cành chính tạo điều kiện cho cây bật mầm hoa sớm. 

Đối với những vườn vải thiều đã ra hoa kẹp lộc: Cần sử dụng biện pháp thủ công để ngắt lộc hoặc dùng dao lưỡi mỏng (không dùng cưa hoặc dao khoanh lưỡi dày). Thực hiện vết khoanh mịn vừa đứt vỏ sát thân gỗ và không trùng với vết khoanh mới nhất nhằm hạn chế sự phát triển của lộc vải. 

Cùng đó người dân cần chú ý phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh vào các đợt khi cây báo rõ hoa, trước khi hoa nở và sau khi hình thành quả; mỗi đợt phun thuốc kết hợp phun các loại phân bón lá giàu vi lượng. Riêng đợt phun sau khi hoa tàn hình thành quả non cần rung cành để các tàn hoa còn bám lại trên cây rụng hết sau đó mới phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Độc đáo chuyên canh mít ruột đỏ thu 400 - 500 triệu đồng/năm Độc đáo chuyên canh mít ruột đỏ thu 400 - 500 triệu đồng/năm

Nhờ chuyên canh mít ruột đỏ, mỗi năm ông Nguyễn Văn Trắng (66 tuổi) ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, Hậu Giang thu về hàng trăm triệu đồng.

19/10/2018
Trồng nấm rơm trong nhà Trồng nấm rơm trong nhà

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang triển khai mô hình trồng nấm rơm trong nhà cho 4 hộ tại các huyện Long Mỹ và Vị Thủy.

19/10/2018
Thăm vườn vải thiều xuất khẩu sang Mỹ Thăm vườn vải thiều xuất khẩu sang Mỹ

Chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP đòi hỏi các chủ vườn tốn nhiều công sức hơn so với cách làm thông thường.

20/10/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.