Chăm Sóc Và Quản Lý Đàn Bò Sữa

1. Chăm sóc bò cạn sữa:
Mục đích cạn sữa:
- Cạn sữa nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng để nuôi thai trong giai đoạn cuối.
- Có thời gian để cho tuyến vú nghỉ ngơi, phục hồi.
- Có thời gian để cho con mẹ phục hồi cơ thể, có thể trạng tốt chuẩn bị cho chu kỳ tiết sữa tiếp theo.
Kỹ thuật cạn sữa:
Phương pháp 1: Trước khi đẻ 2 tháng giảm các loại thức ăn tinh, thức ăn kích thích tạo sữa để giảm sản lượng sữa, giảm số lần vắt trong ngày. Làm như vậy trong vòng 3-5 ngày sau đó vắt lần cuối, vệ sinh bầu vú và cho ăn với chế độ như vậy trong 3 ngày tiếp theo. Nếu quan sát thấy bầu vú không căng do tích sữa thì chuyển sang nuôi với chế độ bò cạn sữa.
Phương pháp 2: Dùng hỗn hợp kháng khuẩn bơm vào bầu vú bò nhằm tăng áp suất bầu vú và tiêu diệt các loại vi khuẩn. Trong quá trình thực hiện như vậy, phải giảm thức ăn kích thích tạo sữa, lần vắt cuối cùng phải vệ sinh sạch sẽ.
Chăm sóc và nuôi dưỡng bò trong thời gian cạn sữa có ý nghĩa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của con bê đồng thời ảnh hưởng đến sản lượng sữa của chu kỳ tiếp theo. Nếu thang điểm về trạng thái cơ thể là 5 thì trước khi đẻ bò phải ở mức 3.5 (không được quá béo), sau đó giảm chút ít, vào khoảng 2.5 trong thời gian khai thác và tăng lên 3-3.5 trong giai đoạn cạn sữa.
Trong thời gian cạn sữa, thường xuyên cung cấp các loại khoáng (Ca, P và Natri), nhưng trước khi đẻ khoảng 1 tuần cần giảm lượng Ca trong thức ăn để tránh bò mắc bệnh sốt sữa.
Chuyển bò về khu hộ sinh trước khi đẻ ít nhất 10 ngày và có chế độ theo dõi đặc biệt. Chuồng trại khu hộ sinh phải thoáng, mát, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.
Trước khi đẻ, nếu có sữa chảy ra thì tuyệt đối không được vắt, không được xoa bóp kích thích tuyến vú. Có thể dùng mỡ kháng sinh để bịt lỗ thông đầu núm vú.
2. Chăm sóc đàn bò vắt sữa:
- Cần phải tắm chải thường xuyên cho bò vắt sữa.
- Kiểm tra móng định kỳ.
- Chú ý chế độ vận động đối với đàn nuôi nhốt, đặc biệt là càng gần ngày đẻ càng chú ý vận động.
- Định kỳ phun ve, tẩy ký sinh trùng.
- Định kỳ cắt lông ở phần sau và cắt lông đuôi để đảm bảo vệ sinh trong quá trình vắt sữa.
- Không để nhiệt độ chuồng nuôi quá cao.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng sữa để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường đối với gia súc.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay đàn bò sữa của TP HCM đã có 40.000 con, trong đó có 20.368 con cho sữa với sản lượng 91.000 T/năm, chiếm hơn 50% đàn bò sữa của cả nước. Không kể số 1000 con mới được nhập từ Úc thì đàn bò sữa của TP được đánh giá là khá với mức độ tăng trưởng đàn tới 17%/năm và mang lại lợi nhuận từ 25-30%/năm cho người nuôi.

Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người chăn nuôi cần chế biến và dự trữ rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông như sau: Sản phẩm rơm, rạ hàm lượng dinh dưỡng thấp trâu bò không thích ăn. Nhưng đem chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt giầu dinh dưỡng hàm lượng Protein tăng lên gấp 2 lần.

Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết trong một thời gian ngắn.

Vùng gò đồi Quảng Trị có lợi thế về đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. Hơn nữa, những năm qua, phong trào chăn nuôi thâm canh bằng cách trồng cỏ nuôi bò cũng phát triển mạnh trong nông dân đưa lại hiệu quả kinh tế khá. Các chương trình phát triển chăn nuôi ở tỉnh, huyện đã hỗ trợ cho nông dân khá nhiều về kỹ thuật và kinh phí để cải tạo đàn bò nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò lấy thịt.

Riêng bò sữa (và gia súc loài nhai lại nói chung) sử dụng được urê, vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên chất đạm của cơ thể vi sinh vật. Có thể nói, vi sinh vật "ăn" urê để sinh trưởng và phát triển thành số lượng rất lớn, sau đó dược chuyển xuống dạ múi khế, rồi tại đây, bị tiêu hoá và trở thành nguồn đạm có giá trị sinh vật học cao, cung cấp cho cơ thể bò sữa.