Trang chủ / Cây ăn trái / Chôm chôm

Chăm Sóc Chôm Chôm Trái Vụ Đạt Lợi Nhuận Cao

Chăm Sóc Chôm Chôm Trái Vụ Đạt Lợi Nhuận Cao
Ngày đăng: 11/07/2012

Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân, điều khiển ra hoa, đậu trái nghịch vụ là một kỹ thuật quan trọng nhằm gia tăng lợi nhuận cho người trồng chôm chôm.

Chôm chôm là một loài cây ăn trái phổ biến ở nhiều tỉnh vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân, điều khiển ra hoa, đậu trái nghịch vụ là một kỹ thuật quan trọng nhằm gia tăng lợi nhuận cho người nông dân. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những biện pháp chăm sóc vườn chôm chôm đạt lợi nhuận cao:

Đối với vườn còn non: Bón phân 2 tháng một lần với liều lượng 100 - 150 g/cây loại phân NPK 20-20-15. Thay phiên bón cùng lượng phân như vậy nhưng chỉ áp dụng urê cho đợt sau. Còn vườn cây chôm chôm trưởng thành, bón 800g amoni sunfat {(NH4)2SO4} cộng với 800g NPK 20-20-15 sau khi thu hoạch trái và bón thêm một lần nữa cùng loại và lượng vào cuối mùa mưa. Bón cách xa thân cây từ 1,5 - 2m chung quanh cây.

Cây cho trái tốt khi có bộ tán lá thích hợp với chiều cao vừa phải chừng 5m và cành lá dàn trải rộng. Bộ tán này có thể điều chỉnh bằng cách cắt tỉa thân chính và các cành nhánh khi cây đã phát triển đạt khoảng cách thích hợp.

Điều khiển cây ra hoa sớm: Kỹ thuật này là tạo ứng xuất (bắt buộc) cho cây. Khi mùa mưa chấm dứt, không tưới nước cho cây, tạo khô hạn cho đất khoảng 1 tháng. Sau đợt khô này, tưới nước cho cây một cách dồi dào và liên tục giữ ẩm từ thời gian này. Vài tuần ngay sau khi qua thời kỳ khô hạn, những chồi mang hoa mọc ra. Lúc này phun lên cây các loại phân kích thích ra hoa được khuyến cáo (Asco Gold, FLOWER 94…) Phun mỗi tuần một lần liên tục 3 tuần giúp cho cây ra nhiều hoa.

Khi cây ra hoa không bón thêm phân urê hoặc các loại phân có đạm khác vì sẽ làm hoa chết, có thể tăng cường phân có hàm lượng lân cao giúp cho hoa trái phát triển. Trong thời kỳ phát triển hoa và hình thành trái nên đảm bảo đủ nước trong đất, nếu thiếu nước làm cho những trái non mới hình thành rụng nhiều. Giai đoạn này có thể phun những thuốc khuyến cáo để trừ nấm bệnh làm rụng trái non.

Thông thường trái được thu hoạch sau khi trổ hoa khoảng 4 tháng. Lúc này bón hỗn hợp phân NPK và vi lượng canxi, magie...với tỷ lệ kali cao trước khi thu hoạch 1 tháng sẽ giúp tăng chất lượng trái ngon và ngọt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thối trái - Bệnh hại phổ biến trên chôm chôm Thối trái - Bệnh hại phổ biến trên chôm chôm

Với mức độ thâm canh ngày càng cao, sâu bệnh hại cũng gia tăng nhất là bệnh thối trái phát triển mạnh trong mùa mưa

03/05/2017
Kỹ thuật trồng chôm chôm Java năng suất, cải thiện chất lượng Kỹ thuật trồng chôm chôm Java năng suất, cải thiện chất lượng

Chôm chôm Java là loài cây ăn trái vùng nhiệt đới, được thị trường ưa chuộng nhờ trái to, hương thơm, vị ngọt thanh, màu sắc bắt mắt.

13/12/2017
Trồng chôm chôm: Đầu tư ít năng suất vẫn cao Trồng chôm chôm: Đầu tư ít năng suất vẫn cao

Chôm chôm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa thoát nước tốt, đất thịt pha cát, đất đỏ bazan.

13/12/2017
Phòng trừ bệnh phấn trắng gây hại chôm chôm Phòng trừ bệnh phấn trắng gây hại chôm chôm

Vườn chôm chôm của tôi có dấu hiệu bị bệnh phấn trắng. Trái non bị một lớp phấn màu trắng xám bao phủ, trái bị khô đen rồi rụng

23/05/2018
Phương pháp trồng và chăm sóc chôm chôm Phương pháp trồng và chăm sóc chôm chôm

Chôm chôm là loại cây ăn trái, thích hợp với những vùng có khí hậu nóng ẩm, ưa đất thịt, cát pha hay sét, tầng canh tác dầy, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

14/06/2018