Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Chăm Sóc Bê Nghé

Chăm Sóc Bê Nghé
Ngày đăng: 10/07/2013

Khi bê nghé mới sinh cần làm tốt công tác hộ lý như sau:

- Lau nhớt trên thân mình bằng khăn bông sạch, hoặc rơm khô vò kỹ cho thật mềm.

- Bóc móng

- Lau nhớt trong mồm, mũi bê

- Cắt rốn và sát trùng vết cắt bằng cồn Iod

- Đặt bê vào chỗ kín gió và sưởi ấm cho bê bằng cách đốt lửa

- Tiến hành cho bê nghé bú sữa đầu ngay

- Trong tuần đầu không được thả bê ra ngoài, sau đó nếu thời tiết tốt thì có thể thả bê ra ngoài với mục tiêu vận động, thời gian chỉ khoảng 1-2 giờ/ngày. Từ tháng thứ 2 trở đi có thể chăn thả cùng mẹ trên đồng bãi.

Chú ý:

 - Phải luôn có đủ nước cho bê uống tại chuồng cũng như trên bãi chăn

- Bãi chăn phải bằng phẳng và không có chất độc vì bê rất thích chạy nhảy và liếm láp

- Thường xuyên theo dõi bệnh đường tiêu hoá và hô hấp của bê để kịp thời điều trị

- Vấn đề chuồng nuôi bê rất quan trọng, vì vậy phải có chuồng nuôi riêng cho đến lúc cai sữa. Vì có như vậy mới phòng và trị bệnh tốt cho bê, ghi chép theo dõi được lượng dinh dưỡng ăn vào và tránh tình trạng bê sẽ mút nhau.

- Khi bê bước vào tuổi thành thục về tính cần phải theo dõi, ghi chép cẩn thận, kịp thời phối giống cho bê đúng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cũng như khả năng sản xuất sữa sau này.

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi bê lai dưới 1 năm tuổi.

Bê lai Sind có khối lượng sơ sinh khoảng 17-20kg và có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhiều so với bê nội. Bên cạnh đó sản lượng sữa của bò mẹ nội rất thấp và khả năng tiêu hoá của bê trong thời kỳ này còn hạn chế. Do vậy để bê chóng lớn, ít bệnh tật, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi cần chú ý:

 - Luôn có đủ nước sạch cho bê uống trên bãi chăn cũng như tại chuồng, ban đêm cũng như ban ngày.

- Từ tháng thứ 2 trở đi luôn luôn có cỏ xanh tốt cho bê ăn tại chuồng vào ban đêm.

- Từ tháng thứ 2 trở đi nên cho ăn thêm thức ăn tinh với lượng 1kg/con/ngày.

- Từ tháng thứ 5 trở đi phải tạo điều kiện cho bê ăn được càng nhiều cỏ càng tốt, ngoài thời gian chăn dắt ban ngày thì nhất thiất ban đêm phải có cỏ tươi cho ăn thêm.

- Chuồng trại phải khô ráo, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo quy định của thú y.


Có thể bạn quan tâm

Phương pháp cạn sữa đột ngột Phương pháp cạn sữa đột ngột

Trước khi bò đẻ có một thời gian nghỉ không vắt sữa, gọi là thời kỳ cạn sữa. Mục đích là để cho tuyến vú được nghỉ ngơi, hồi phục và khôi phục những mất cân bằng nhất định của hệ thống thần kinh thể dịch trong thời gian tiết sữa. Cạn sữa tạo điều kiện cho cơ thể tích lũy các chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho chu kỳ tiết sữa sau và đặc biệt là để hình thành sữa đầu được tốt. Mặt khác, cạn sữa còn nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai mà ở giai đoạn này tốc độ phát triển rất nhanh.

09/01/2016
Khắc phục hiện tượng chậm sinh - vô sinh ở bò sữa Khắc phục hiện tượng chậm sinh - vô sinh ở bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa, nguồn thu nhập chính là tiền bán sữa và tiền bán bê con. Người nuôi bò sữa muốn có lợi nhuận cao phải tăng tối đa nguồn thu, tức là tăng khả năng cung cấp sữa và bê con của bò cái. Bò chậm sinh – vô sinh sẽ không cung cấp sữa hoặc cung cấp sữa rất ít gây thiệt hại lớn đến thu nhập của người chăn nuôi. Do vậy bà con chăn nuôi cần có biện pháp khắc phục hiện tượng chậm sinh – vô sinh ở bò sữa.

09/01/2016
Tầm quan trọng của sữa non đối với bê Tầm quan trọng của sữa non đối với bê

Ăn sữa non có tính quyết định đối với bê mới sinh, khi mà hệ thống miễn dịch của nó chưa phát triển hoàn thiện lúc mới đẻ.

11/01/2016
Trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò Trị viêm nhiễm đường tiêu hoá ở trâu, bò

Trâu, bò nhiễm bệnh thường sốt cao, tiêu chảy dữ dội, phân lỏng như nước, màu đen, thối khắm, có khi lẫn cả máu tươi, màng giả, dịch nhày. Con vật ỉa nhiều lần trong ngày, mất nước nghiêm trọng và rối loạn chất điện giải. Trâu bò bị bệnh trông buồn bã, lo lắng, chậm chạp, ăn ít hoặc không ăn, mệt nhọc, khát nước, hốc hác, gầy rộc, run rẩy.... Hậu môn bết phân hôi thối, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ bị chết sau 5 - 7 ngày.

11/01/2016
Phòng và trị bệnh phù gối ở bò sữa Phòng và trị bệnh phù gối ở bò sữa

Để phòng và trị bệnh phù gối ở bò sữa cần lưu ý: nguyên nhân bệnh do nhiễm trùng hay do trượt ngã, triệu chứng, cách điều trị và biện pháp phòng bệnh

11/01/2016