Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Cao Su Vững Vàng Trong Giá Rét

Cây Cao Su Vững Vàng Trong Giá Rét
Ngày đăng: 11/03/2014

Bước sang năm 2014 là năm thứ 4, Công ty CP Cao su Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các giống cao su kháng lạnh. Ký ức về thiệt hại do giá rét năm 2010 vẫn chưa nguôi, nhưng đó cũng là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý giá để cho người trồng cao su thêm phần quyết tâm trên vùng đất khó.

Trong khi phía nước bạn Trung Quốc có khí hậu tương đồng, thậm chí còn lạnh hơn, tại sao họ lại phát triển được cao su mà chúng ta lại không!?. Đó là tâm sự của anh Nguyễn Xuân Phú, Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Hà Giang cũng như mỗi cán bộ,công nhân Công ty.

Mùa xuân này, về vùng trồng cao su sau một mùa Đông 2013 đầy khắc nghiệt, sự yên bình trên những lô cao su đang vươn mình thẳng đứng giữa bạt ngàn đồi núi và sự điềm tĩnh của những người trồng cao su làm chúng tôi cảm nhận về một niềm tin vững vàng.

Anh Đỗ Chu, Trưởng phòng Kế hoạch – Kỹ thuật dẫn chúng tôi về vùng trồng cao su Quang Bình, nơi hơn 3 năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với Công ty không quản ngại gian khổ, vận động, tuyên truyền để người dân tiếp tục ủng hộ chương trình phát triển cây cao su.

Từ nỗ lực không ngừng, có trên 385ha cao su giống chịu lạnh đã bén rễ xanh tốt. Anh Chu và nhiều cán bộ Công ty cho biết, mùa Đông vừa qua vô cùng khắc nghiệt khi rét đậm, rét hại kéo dài, có thời điểm còn kèm theo sương muối.

Khắc nghiệt hơn khi biên độ nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn. Có thời điểm về đêm nhiệt độ xuống đến 3 – 40c, nhưng ban ngày nhiệt độ có thể vụt lên đến 18 – 200c. Biên độ ngày đêm có sự trênh lệch lớn như vậy còn làm cho người khó chịu huống chi là cây cối.

Thế nhưng, nhờ thực hiện triệt để các khâu kỹ thuật, từ giống đến việc trồng đúng thời vụ và công tác chăm sóc đúng quy trình nên các vườn cây ở địa bàn Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên đều vững vàng trong giá rét. Sau mùa Đông khắc nghiệt 2013, giường như chẳng có một sự tác động đáng kể nào của thời tiết đến những cây cao su được trồng năm tuổi thứ nhất, năm tuổi thứ 2 và 3 tuổi.

Dẫn chúng tôi đến lô cao su mà hồi đầu năm 2013, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên thăm Hà Giang đã về thăm và kiểm tra vườn cao su của Công ty CP Cao su Hà Giang tại xã Bằng Lang, Quang Bình. Các cán bộ kỹ thuật cho biết, mới hơn 1 năm, dù là giống cao su chịu lạnh, nhưng tốc độ phát triển của cây cao su là khá tốt, chiều cao đã tăng trưởng gấp 2 lần so với 1 năm trước.

Tại đây, hàng hàng, lớp lớp các lô cao su chạy đều tăm tắp trên các quả đồi nghèo, dốc đầy khó khăn, nhưng được chăm bón, vun sới đúng theo quy trình, tủ gốc khi giá lạnh nên những cây cao su lên rất đều. Chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi, cả vùng sẽ bạt ngàn bởi một màu xanh đầy “kỷ luật”, tư duy và sức sống của cây cao su.

Với nỗ lực, sự tập trung lớn, từ năm 2011 đến nay, Công ty CP Cao su Hà Giang đã trồng tái canh và trồng mới tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên đạt 1.101,03ha cao su các giống chịu lạnh gồm IAN 873, VNg 77-4, VNg 77-2.

Cùng với việc tiếp tục triển khai trồng mới, công tác bảo vệ vườn cây luôn được chú trọng. Năm 2013, Công ty đã xây dựng được 8km hàng rào dây thép gai và đào 10km đường hào chống gia súc để bảo vệ vườn cây.

Cùng với đó, Công ty tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh thực hiện Quy chế phối hợp trong việc đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ vườn cây. Nhờ sự tích cực chăm sóc, bảo vệ, vườn cây của Công ty được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam kiểm tra, đánh giá xếp vườn cây loại A.

Với chủ trương thống nhất của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về việc mở rộng thêm 1.000ha cao su đến năm 2015; năm 2014, Công ty quyết tâm triển khai trồng tái canh và trồng mới trên 300ha. Việc trồng mới sẽ được tổ chức trong vụ Xuân-hè để cây có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Để đảm bảo việc trồng mới, hiện nay tại vườn ươm giống cao su của Công ty ở xã Bằng Lang đang ươm 19 vạn cây giống. Đồng thời, có thêm 10 vạn gốc giống nữa đang được chuyển về. Anh Nông Văn Thìn, một công nhân chăm sóc vườn ươm cho biết, vụ rét vừa qua thời tiết có lúc xuống đến 3 – 4 0c, nhưng vườn ươm vẫn phát triển ổn định, sẵn sàng cho vụ trồng mới 2014.

Tâm sự với chúng tôi, anh Thìn cho biết, nhờ Công ty tạo điều kiện, gia đình anh có 2 cha con đều làm cho Công ty CP Cao su Hà Giang, riêng anh có thu nhập ổn định 4 – 5 triệu đồng/tháng, còn con trai làm công nhân ăn theo sản phẩm, có tháng đạt hơn 10 triệu và trở thành công nhân tiêu biểu của Công ty.

Anh Thìn cũng cho biết, hiện nay việc trồng rừng hiện nay gặp không ít khó khăn, đến lúc thu hoạch lại bị tư thương ép giá, thu nhập chẳng bõ công đầu tư. Trong khi đó, cây cao su về đây, trở thành cây lớn nhanh nhất. Vì thế, ngoài một số diện tích đất góp trồng cao su, anh cũng đang nghiên cứu để tự đầu tư trồng cây cao su tại vườn đồi nhà mình.

Một niềm vui nữa đến với cán bộ, công nhân viên Công ty CP Cao su Hà Giang, khi vừa qua Công ty được Tập đoàn đồng ý cho nhận chuyển nhượng trên 6.400m2 đất tại thị trấn Việt Quang, Bắc Quang để xây dựng trụ sở Công ty. Hiện, Công ty đang đề nghị Tập đoàn cũng như tỉnh tạo điều kiện để việc xây dựng trụ sở sớm được triển khai. Qua đó, tiếp tục khẳng định niềm tin và quyết tâm đối với chương trình phát triển cây cao su trên miền đất Hà Giang.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi vịt biển Nuôi vịt biển

Vài năm lại đây, nghề nuôi vịt biển phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vịt biển là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, thích nghi môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Loài này không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, tỷ lệ đẻ trứng cao.

02/05/2015
Mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt trị giá 4 tỷ đồng Mô hình trang trại chăn nuôi lợn thịt trị giá 4 tỷ đồng

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.

02/05/2015
Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học Một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học

Để hạn chế dịch bệnh phát sinh thì chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết. Sau đây là một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm.

02/05/2015
Nuôi cừu mùa khô hạn Nuôi cừu mùa khô hạn

Mới 8 giờ sáng, trời đổ nắng gay gắt. Cả một vùng đất rộng lớn từ hồ Thành Sơn (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), đến đầu thôn Đồng Dày (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) cây cỏ khô héo, chuyển sang vàng. Giữa mênh mông nắng hạn, chỉ thấy nhấp nhô một màu trắng của những đàn cừu đang gặm cỏ.

02/05/2015
Nghề nuôi chim yến trong nhà Nghề nuôi chim yến trong nhà

Nghề nuôi chim yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng, được cộng đồng rất quan tâm.

02/05/2015