Cấp bách giữ đàn gia súc sau mùa rét
Chọn con giống tốt và tiêm phòng đầy đủ
Tại diễn đàn, nông dân Sằm Thị Hạnh ở thôn 7, xã Hòa Mạc, huyện Văn Bàn (Lào Cai) chia sẻ: “Nông dân xã tôi được cán bộ khuyến nông đến từng nhà hướng dẫn cách phòng chống rét cho trâu bò, nhưng đến khi rét đậm đột ngột thì chúng tôi mới đi tìm trâu bò thả trên đồi về. Làm chuồng nuôi nhốt bò thì Hội Nông dân xã cũng hướng dẫn chúng tôi làm từ 3 năm nay rồi, nhưng hầu hết chuồng mới chỉ có mái che chứ chưa có tường bạt bao xung quanh, khi trời rét quá thì chỉ nhốt dưới sàn nhà. Năm nay, có nhà thiệt hại nhiều nhất là chết 30 con trâu vì lạnh quá mà chưa làm được chuồng nhốt”.
Để khôi phục đàn gia súc sau đợt rét đậm rét hại, TS Nguyễn Thị Hải (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) nhận định giải pháp nâng cao chất lượng con giống là hàng đầu thông qua bình tuyển và chọn lọc giữ lại các con giống có chất lượng tốt, khỏe mạnh phân chia theo vùng chăn nuôi. Cần đẩy mạnh các công tác thụ tinh nhân tạo, đa dạng hóa về giống, sử dụng tinh bò nhập ngoại có năng suất và chất lượng cao nhằm cải tạo đàn trâu bò địa phương, phát triển quy mô và tầm vóc, định hướng theo ngành sản xuất hàng hóa.
TS Lê Minh Sơn - Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng 1 cho hay: “Trong những năm gần đây, dịch bệnh gia súc ở các tỉnh phía Bắc ngày càng gia tăng và có phần đặc biệt nghiêm trọng sau mùa đông giá rét. Một trong những nguyên nhân là các dự án tặng trâu bò khắc phục tái đàn gia súc sau chết rét nhưng chúng ta làm chưa tốt. Bởi vấn đề lựa chọn nguồn gốc con giống, kiểm dịch con giống trước khi đưa tặng bà con còn làm chưa tốt”. Cũng theo ông Sơn khuyến cáo, để bảo vệ đàn gia súc còn sống sau mùa đông rét thì bà con nông dân cần chú ý tiêm phòng, đảm bảo tiêm đúng liều, đúng thời gian, đúng tỷ lệ phần trăm để phòng các dịch bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng.
Đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc
Mỗi chuồng bò nên có một ụ rơm để vừa làm thức ăn thô xanh vừa có thể làm thức ăn ủ chua dự trữ trong mùa đông. Nên chuyển diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn cho gia súc là các loại cỏ có khả năng chịu hạn, chịu rét, chịu được sương muối...”.
TS Hà Thúy Hạnh
Tại diễn đàn, vấn đề chế độ ăn cho trâu bò trong những ngày rét và sau rét được hỏi đáp sôi nổi. Bởi nếu cho vật nuôi ăn quá nhiều thức ăn tinh bột sẽ gây trướng hơi nguy hiểm cho đàn trâu bò; còn nếu trâu bò chỉ ăn cỏ non thì bệnh đường ruột cũng sẽ phát sinh gây tiêu chảy. Bởi vậy, các chuyên gia đều chia sẻ rất cụ thể về chế độ ăn cho trâu bò trong những ngày lạnh là rất quan trọng.
Nông dân Ngô Thị Quán ở thôn Dốc Đỏ 2, xã Cam Đường (TP.Lào Cai) tỏ rõ lo lắng: “Xã chúng tôi tuy không rét lạnh bằng trên núi cao nhưng vẫn có nhiều trâu bò chết rét. Trung bình mỗi hộ có từ 1-2 trâu chết, mà hiện nay vẫn đang có hộ có trâu chết, khi bác sĩ thú y khám thì khẳng định nguyên nhân chính là do trâu bị ngộ độc thức ăn. Bởi sau mùa rét, thiếu cỏ nên có nhà cho bò ăn chủ yếu là củ sắn khiến trâu bị ngộ độc. Chúng tôi lo nhất là nếu thời tiết cứ lạnh kéo dài tiếp thì lấy gì cho trâu bò ăn được”.
Chia sẻ với bà con nông dân tại diễn đàn, TS Hà Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyến cáo: “Mỗi chuồng bò nên có một ụ rơm để vừa làm thức ăn thô xanh vừa có thể làm thức ăn ủ chua dự trữ trong mùa đông. Nên chuyển diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn cho gia súc là các loại cỏ có khả năng chịu hạn, chịu rét, chịu được sương muối như cỏ voi, cỏ VA06. Khi cho trâu bò ăn thì nhất định phải cho ăn thức ăn thô xanh trước rồi mới tới thức ăn tinh”.
Tổng kết diễn đàn, TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nói: “Sau rét, giải pháp cấp bách là phải giữ được đàn gia súc, mà cách khẩn cấp là tất cả những gì có thể cho trâu bò ăn được thì cần chế biến cho ăn ngay lập tức để gia súc không chết đói, chết rét. Nhưng cho ăn cũng phải đầy đủ vừa thô xanh, vừa thức ăn tinh. Để bổ sung được nguồn cỏ thì các địa phương nên tới hỏi kinh nghiệm ở các vùng chuyên trồng cỏ giúp bà con nông dân tìm được giống cỏ phù hợp để không bao giờ lo thiếu thức ăn cho gia súc vào mùa đông”.
Có thể bạn quan tâm
Từ cuối năm 2012 đến nay, giá tiêu liên tục ổn định và ngày càng tăng, kéo theo phong trào trồng tiêu tự phát ở Hoài Nhơn (Bình Định) phát triển mạnh. Nhằm hạn chế những tổn thất về kinh tế cho người trồng tiêu do dịch bệnh gây ra, các ngành chức năng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển cây tiêu theo hướng bền vững.
Hiện nay, nông dân các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) đang thu hoạch hồ tiêu. So với thời điểm tháng 12-2015, giá hạt tiêu đã giảm 12.000 đến 22.000đồng/kg.
Những ngày vừa qua, một số hộ dân nuôi bò sữa tại huyện Củ Chi (TP.HCM) lo lắng khi phải ký kết hợp đồng mua thức ăn gia súc, cụ thể là cám cho bò từ phía Công ty Vinamilk.