Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cao thủ nuôi cua biển

Cao thủ nuôi cua biển
Ngày đăng: 25/06/2015

Sau một hồi đi lòng vòng quanh đầm, Lê Văn Sơn (ngụ ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM) bất chợt lao nhanh xuống đầm, giật cần và vớt được một con cua to cỡ 2 nắm tay đang giơ càng xanh với đầy gai sắc nhọn.

Sơn tấm tắc khen: “Con này cũng gần 3 lạng, cỡ khoảng 60 ngàn đồng chứ không ít!”. Không những câu cua siêu giỏi, Sơn còn nổi tiếng nuôi 10 ha cua biển, cho hiệu quả kinh tế rất cao…

Tới Cần Giờ chúng tôi liên tiếp gặp những trận mưa to như trú tnước, đành phải trú tạm tại một túp lều nhỏ ven đường thuộc ấp Lý Hòa Hiệp. Tình cờ khi nói chuyện với chủ nhà, chúng tôi biết anh là tay nuôi cua biển sành sỏi ở vùng này.

Anh tên Lê Văn Sơn, tức “Sơn cua”, bởi vì diện tích nuôi cua biển của anh rất lớn. Đã 12 năm trong nghề, anh chưa bao giờ chịu thất bại, lỗ hay huề vốn. “Vì có kinh nghiệm từ thời còn đi lính, nên năm nào tôi nuôi cua cũng có lãi, không ít thì nhiều”, anh tâm sự.

Khi ngớt mưa, anh nhờ mấy ông bạn thương lái gần đó dẫn chúng tôi ra đầm để câu cua. Quần xắn cao tới đầu gối, tay chỉ cầm duy nhất chiếc máy ảnh, chúng tôi men theo bờ đầm bùn đất trơn trượt để tới chỗ Sơn đặt cần câu.

Cần câu cua Sơn cắm trên bờ, thả mồi cách bờ 3 - 5 m. Nguyên liệu làm cần đơn giản, có thể là tre, nứa nhưng phải đạt độ dẻo nhất định. Quan trọng nhất vẫn là mồi câu, có thể lựa chọn nhiều loại như cá, tôm nhỏ làm mồi, nhưng kỹ thuật mắc mồi, hoặc trộn mồi thì không dễ. Nếu mồi tốt, cua có cắn cảngày cũng không đứt.

Điều đáng quý là khi có người đến học hỏi kinh nghiệm, Sơn đều chỉ dẫn tận tình, từ việc mua giống, sử dụng thuốc thú y thủy sản, kỹ thuật nuôi… Bà con một số đầm lân cận thi thoảng vẫn ghé lều của Sơn nói chuyện con cua từ sáng đến tối. Nhiều bạn hàng còn hăng hái mang vài bộ quần áo ngủ lại lều để đêm đến cùng Sơn kéo cần câu cua.

Dẫn tôi đi qua nhiều chỗ đặt cần, Sơn hào hứng: “Gia đình tôi có tới 10 ha, tất cả đều để nuôi cua biển. Toàn bộ số đầm sát nhau đây đều là của nhàcả”. Bất chợt, Sơn trườn nhanh xuống một đầm, khi nhận thấy dây câu căng lên như đang bị kéo đi, một tay Sơn cầm vợt bắt cua, một tay giữ chặt cần câu, từtừ kéo dây lên sát gần mặt nước, tay kia chực sẵn.

“Chủm”, tiếng vợt đập vào mặt nước, một con cua to được đưa lên trước khi nó kịp bò trở về đầm. Chúng tôi trợn tròn mắt vì hiếm thấy con cua nào to đến vậy, cỡ chừng 2 nắm tay lớn.

Sơn kể: “Nhà tôi ở tỉnh Bến Tre, thuê đầm ở đây được 12 năm, tập trung nuôi cua biển. Vì có kinh nghiệm nuôi từ hồi còn trẻ, biết rõ về đặc tính của giống cua nên suốt quãng thời gian nuôi, tôi chưa lỗ vốn năm nào".

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, Sơn nói: “Con cua biển nuôi rất an toàn,hầu như không mắc bệnh, có chăng chỉ là bệnh đường ruột đơn giản, rải thuốc vài hôm là hết”. Nói như vậy nhưng Sơn cũng khẳng định, không có nghĩa là muốn thả cua thế nào cũng được, phải kỹ lưỡng trong tất cả các khâu như giống, diệt khuẩn, thuốc men, vôi lọc nước, khử trùng ao.

Trước khi thu hoạch 1 tháng thì cho cua ăn cá con, ăn theo chu kỳ lột vỏ của cua, trung bình 10 ngày cua lột 1 lần, hoặc cũng có thể 1tháng lột từ 3 - 4 lần. Việc thường xuyên xả nước sẽ đảm bảo được môi trường luôn ổn định, tốt cho sự phát triển của cua con cho tới khi trưởng thành.

Khó khăn khi nuôi cua biển là việc cua ăn thịt lẫn nhau, hiện chưa có biện pháp hạn chế tình trạng này, bởi do đặc tính riêng của loài. Cua biển cho sản thu hoạch quanh năm, nhưng chu kỳ thường là 3 tháng/vụ.

Năm rồi Sơn đầu tư chi phí ngót 200 triệu đồng, thả hơn 60.000 con cua giống. Theo Sơn, đầu tư như vậy không nhiều, bởi khi thu về, 1 kg cua biển có giá từ 200 - 250 ngàn đồng, loại ngon hơn 300 ngàn đồng/kg. “Trung bình mỗi vụ gia đình tôi kiếm lời vài chục triệu đồng/ha, chưa bao giờ thua lỗ cả”, anh chia sẻ.

Tags: ky thuat nuoi cua bien, nuoi cua lot, hop nuoi cua lot, nuoi cua cong nghiep


Có thể bạn quan tâm