Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Canh tác lúa - tôm đúng cách để chống đổ ngã cuối vụ

Canh tác lúa - tôm đúng cách để chống đổ ngã cuối vụ
Tác giả: Hồng Huệ
Ngày đăng: 23/01/2021

Hai tôm, một lúa là cách ví von của bà con tỉnh Bạc Liêu những ngày này khi thăm đồng và nói về việc canh tác mô hình lúa-tôm nơi đây.

Sự phấn khởi hiện rõ trên gương mặt anh Lê Tuấn Kiệt, HTX Tân Minh Điền, xã Phong Tân, TX Giá Rai, Bạc Liêu lúc anh lí giải nguyên nhân do đâu mà hình thành cái tên gọi mới cho đồng lúa vuông tôm nơi đây.

Theo anh Kiệt, tất cả đều xuất phát từ chính lợi ích và lợi nhuận của cách làm theo mô hình tôm-lúa. Đặc biệt, năm 2020 này bà con sử dụng giống ST24, ST25 kết hợp qui trình bón phân thông minh, lần đầu tiên, năng suất mùa vụ đạt trên 9 tấn/ha. Cây lúa cuối vụ cứng cây, không đỗ ngã.

Thả tôm, nuôi cá trong ruộng lúa để đạt thu nhập kép từ một đơn vị diện tích là cách làm nhiều năm nay của bà con ở vùng mặn ngọt đan xen, vùng ven biển của ĐBSCL.

Mô hình tôm lúa đạt lợi nhuận cao về mặt kinh tế và môi trường, khi mà cách trồng lúa hầu hết phụ thuộc vào tự nhiên, nguồn phân bón từ chất thải của tôm, cá, và bà con tuyệt đối không sử dụng thuốc BVTV hóa học vì ảnh hưởng trực tiếp đến con tôm, con cá trong ruộng lúa. Do đó, chất lượng gạo mô hình lúa - tôm rất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng hạn chế là năng suất thường không cao.

Những năm gần đây, bà con sử dụng giống lúa ST24, ST25, giảm lượng giống gieo sạ chỉ 80kg/ha, kết hợp qui trình bón phân cân đối đã mang về hiệu quả vượt ngoài mong đợi. 300 ha mô hình lúa-tôm của HTX Tân Phong Điền đều đạt năng suất cao, trong khi chi phí đầu vào giảm.

Ngay từ đầu vụ, cây lúa cứng cây, đẻ nhánh khỏe. Cuối vụ, bông lúa mẩy, hạt chắc tới cậy, không đỗ ngã. Sự kết hợp giữa đặc tính giống và qui trình bón phân cân đối, với các sản phẩm phân bón giàu canxi, silic đã giúp bà con đạt mùa vụ bội thu, đồng thời môi trường đất nước vẫn đảm bảo cho con tôm, con cá sống trong đồng ruộng.

TS Hồ Quang Cua, tác giả giống lúa ST24, ST5 cho biết, vùng ven biển ĐBSCL nói chung, vùng Bạc Liêu nói riêng, giống lúa ST24, ST25 thích nghi tốt cách canh tác lúa-tôm. Cây lúa kháng đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông rất tốt, cứng cây, ít đổ ngã cuối vụ. Rất an toàn cho con tôm sống dưới chân gốc lúa. Sau này, bà con có thể gọi đây là vùng một lúa 2 tôm mới đúng. Tức là, qua tết là tôm nước lợ, và khi trồng với lúa thì nông dân thả nuôi tôm càng, là tôm nước ngọt chung với lúa. Như vậy, với chi phí thuốc BVTV gần như không có, giúp người nông dân thu nhập rất là cao.

Về khâu phân bón cho cây lúa vùng tôm - lúa, TS Hồ Quang Cua nhấn mạnh, với vuông tôm, có mẫu điển hình năng suất đạt 8-9 tấn lúa tươi/ha và không cần có gì nhiều hướng dẫn cho người nông dân. Thật ra, muốn có năng suất cao, bà con phải tích cực rửa nước mặn trước khi sạ. Hoặc bà con có thể dùng các loại phân bón có chứa canxi, silic cao ví dụ như phân bón chuyên cho lúa tôm của Đầu Trâu thì cũng giúp ổn định cho năng suất, tránh thiệt hại về mặn và hạn giữa vụ.

"Ở vuông tôm cũng không cần sạ mật độ cao, có thể sạ từ trung bình 80 kg/ha. Công tầm cắt thì sạ từng 10kg để bông lúa dài, lớn. Nếu sạ dày bông sẽ nhỏ hơn, bà con an tâm giai đoạn đầu nhưng khi thu hoạch thì không thu được năng suất cao nhất", TS Hồ Quang Cua chia sẻ.

Hiện tại, sản phẩm vùng-lúa tôm của HTX Tân Phong Điền đạt chất lượng, an toàn được thị trường trong nước và xuất khâu đón nhận. Công ty TNHH Ngọc Phú đã bao tiêu, đặt hàng ngay đầu vụ. Bà con, vì vậy, vừa được mùa lại được giá. Nguồn lợi kép, nay còn gia tăng gấp bội lần hơn trước.

Để mô hình lúa-tôm đạt năng suất trên 9 tấn/ha, hạn chế đổ ngã cuối vụ, Thạc sĩ Phan Văn Tâm, Giám đốc Marketing Công ty CP Phân bón Bình Điền, khuyến cáo, bà con áp dụng qui trình bón phân như sau:

Đầu vụ, trước khi gieo sạ, bà con nên bón lót phân chuyên dùng Mặn Phèn, với lượng bón 100 – 160 kg/ha. Kết hợp sạ thưa, sạ hàng, 80kg/ha. Giai đoạn bón thúc, và bón đón đòng, bà con chỉ cần sử dụng 1 loại phân bón chuyên dùng Đầu Trâu lúa tôm cho cả vụ, với lượng bón 100kg/lần bón.

Chính tỉ lệ NPK cân đối 21-10-10 và trung vi lượng trong Đầu Trâu lúa tôm sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cây lúa phát triển, đặc biệt là giai đoạn cực trọng giúp đòng to, hạt chắc, năng suất cao, chất lượng vượt trội.


Có thể bạn quan tâm

Những nguyên nhân chính gây 'bệnh chết chậm' trong trồng trọt Những nguyên nhân chính gây 'bệnh chết chậm' trong trồng trọt

Bệnh “chết chậm” trong trồng trọt tại Việt Nam ngày một phổ biến nên cần phải có hành động ngay từ bây giờ để tránh những hệ lụy lâu dài sau này.

20/01/2021
ICM nâng cao năng suất, chất lượng lạc ICM nâng cao năng suất, chất lượng lạc

Việc ứng dụng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và quản lý dinh dưỡng tổng tổng hợp (INM) SX lạc là vấn đề cần được quan tâm...

21/01/2021
Cung cấp dinh dưỡng cho ếch Cung cấp dinh dưỡng cho ếch

Mô hình nuôi ếch thịt không khó, kỹ thuật đòi hỏi cũng không cao, chi phí đầu tư tương đối thấp. Tuy nhiên, để ếch phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế

23/01/2021