Cần Tăng Cường Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ
Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) vừa phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Nam Định tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác nông nghiệp ở miền Bắc”.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2013 nhu cầu tiêu thụ phân bón cả nước cần 10,325 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, khả năng sản xuất phân bón trong nước là 8 triệu tấn, còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu phân bón hiện nay đang có nhiều bất cập. Theo ông Phan Huy Thông- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, một vấn đề bất cập hiện nay là Bộ Công Thương lại có nhiệm vụ điều tiết việc nhập khẩu phân bón vô cơ như urê, SA, kali..., còn Bộ NNPTNT lại được giao quản lý và điều tiết lượng phân hữu cơ, tạo nên sự chồng chéo trong điều hành và tính toán lượng phân nhập khẩu.
Một vấn đề bất cập nữa, theo ông Thông, đó là việc quản lý phân bón rất khó khăn, vì hiện có tới trên 5.000 danh mục phân bón các loại gây khó khăn trong công tác quản lý. Ngoài ra, cả nước có trên 30.000 cơ sở kinh doanh phân bón, nên tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng diễn ra khá phức tạp, trong khi không có đủ lực lượng để thanh tra, kiểm tra chất lượng toàn bộ các cơ sở kinh doanh này.
Theo TS Nguyễn Hồng Sơn- Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), sự hiểu biết của các hộ nông dân về các hành vi bị cấm trong việc sử dụng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc, nhãn mác... còn thấp.
Tại một số địa phương, bà con sử dụng phân bón không đúng cách lại vô tình tạo điều kiện cho sâu bọ nảy nở và làm biến đổi chất đất canh tác... Liên quan vấn đề này, TS Lê Văn Tri- Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam cho rằng, nếu bà con nông dân tận dụng tất cả các thành phần hữu cơ bỏ đi của cây trồng để ủ tạo thành phân hữu cơ như rơm rạ, rác hữu cơ, rác trong các trang trại chăn nuôi tập trung... sẽ có thể giảm tới 30% lượng phân hữu cơ phải nhập.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, với mong muốn thoát nghèo, ông Bằng cũng đã tổ chức sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, mãi đến năm 2012, qua tìm hiểu, ông đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty cổ phần C.P Việt Nam (Bình Dương) và vay vốn ngân hàng để tổ chức chăn nuôi heo theo quy mô trang trại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Vài năm trước, những người muốn tìm mua giống gà Đông Tảo thường phải bỏ công tìm nơi cung cấp, có người phải lặn lội về tận xứ của giống gà “tiến vua” này ở xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Nhưng hiện nay, không thiếu DN, nông dân tham gia sản xuất con giống gà Đông Tảo.
Đến thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung thu hoạch 10/45ha diện tích nấm rơm vụ đông xuân. Thời điểm đầu vụ hè thu năng suất đạt khá, khoảng 13 - 14 tấn/ha, nhưng càng về cuối vụ năng suất giảm gần một nửa và đến đầu vụ đông xuân này chỉ còn khoảng 8 tấn/ha.
Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.