Cân Bằng Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm Sú
Nuôi tôm sú đang là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã tiến đến việc thâm canh hoá ngày càng cao. Do đó, việc quản lý chất lượng nước trong môi trường ao nuôi ngày càng khó khăn, đặc biệt là sự phát sinh tính độc Ammonia (NH3) trong môi trường ao nuôi.
Đặt máy sục khí sao cho chất thải gom tụ ở giữa ao.
NH3 là dạng khí độc cho tôm, cá, nó được hình thành từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ, có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sức khỏe của vật nuôi như: ức chế sự sinh trưởng bình thường của tôm; giảm khả năng chống bệnh; gia tăng tính mẫn cảm của tôm đối với điều kiện không thuận lợi của môi trường.
Có hai phương pháp làm giảm tác hại của NH3:
Điều chỉnh NH3 thông qua độ pH
Trong ao thức ăn dư, ao giàu chất dinh dưỡng, phiêu sinh vật phát triển mạnh làm cho độ pH dao động mạnh trong ngày và tăng cao. Có thể dùng formline ở nồng độ 10-30ppm để giảm pH và cả mật độ phiêu sinh vật. Nếu pH vượt quá 8,5 ngừng bón vôi CaCO3. Sau khi pH giảm ở mức cho phép, cần xử lý thêm vi sinh hoặc vôi xử lý nền đáy để giảm khí độc NH3 và Dolomit ổn định pH.
Quản lý ao nuôi
Ngoài các giải pháp kỹ thuật xử lý NH3 đã trình bày, các giải pháp quản lý ao nuôi có tác dụng rất tốt và đỡ tốn kém hơn, đồng thời giảm được chất lắng tụ và khí độc phát sinh trong ao.
Duy trì mật độ tảo ổn định trong ao, điều chỉnh màu nước sao cho mật độ tảo không thưa và không dày quá.
Sử dụng thức ăn có chất lượng cao, liều lượng vừa đủ.
Loại trừ váng tảo lam nổi trên mặt nước.
Cải tạo kỹ ao nuôi, phơi đáy, cày bừa, rải vôi để NH3 bay hơi vào khí quyển, hạn chế sự tồn lưu trong đất.
Tháo nước ở gần đáy theo định kỳ hoặc liên tục, cấp nước có chất lượng tốt.
Quan trắc, đánh giá lượng NH3 trong ao để sớm có giải pháp khắc phục.
Ngoài ra, cần kết hợp với việc thiết kế ao nuôi và vị trí đặt máy sục khí sao cho các chất thải gom tụ lại ở giữa ao.
Có thể bạn quan tâm
Khi tôm mới nhiễm virus MBV, dấu hiệu bệnh không biểu hiện rõ ràng. Khi tôm nhiễm bệnh nặng và phát bệnh thường có biểu hiện một số dấu hiệu sau: Tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn)
Bệnh phát sáng xuất hiện quanh năm trên các loài tôm sú, thẻ, càng xanh... Bệnh có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ ở độ mặn cao, thiếu oxy hòa tan, lây lan nhanh trong mùa nóng
Bệnh đen mang là bệnh thường gặp ở tôm nuôi trong các ao nuôi có môi trường không tốt, mật độ nuôi dày. Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen. Tôm nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ
Trong nuôi tôm, màu nước nuôi rất quan trọng. Có màu nước lợi cho tôm và cũng có màu nước lại gây hại cho tôm. Vì vậy người nuôi tôm cần nắm vững quy luật thay đổi màu nước. Bản chất của màu nước được định lượng bằng hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước.
Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi