Cầm tay chỉ việc cho... doanh nhân nông nghiệp
Mới đây, CLB “Ươm tạo DN TP.HCM” đã được thành lập, bao gồm các trung tâm ươm tạo, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN. Theo đó, các cá nhân, tổ chức có ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu, công nghệ… có tính khả thi thuộc lĩnh vực NNCNC, có kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ được tham gia chương trình ươm tạo DN.
Trong thời gian từ 3 - 5 năm, các “nhà khởi nghiệp” này sẽ được hỗ trợ hoàn thiện ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu khảo sát thị trường, hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật… Ngoài ra, sau khi sản phẩm ra đời, việc phân phối, quảng bá, phát triển thị trường cũng được hỗ trợ.
Ông An cũng thông tin, đơn vị này hiện đang ươm tạo 19 DN trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 3 DN ở giai đoạn tiền ươm tạo, 7 DN đang được ươm tạo chính thức và 9 DN đã tốt nghiệp chương trình. Các lĩnh vực triển khai là sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, rau quả và hạt giống rau ăn quả, sản xuất phân bón, đông trùng hạ thảo, tinh dầu…
Về kết quả bước đầu của chương trình này, bà Lê Hà Mộng Ngọc - Giám đốc Công ty CP Công nghệ Sinh học Nấm Việt (Củ Chi) cho biết, năm 2014 mức doanh thu của Nấm Việt chỉ đạt 1,47 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, khi tham gia “Ươm tạo DN”, doanh thu của đơn vị này đã tăng lên 4,25 tỷ đồng.
Tham gia chương trình, bà Ngọc còn được hỗ trợ 2.000m2 đất để xây dựng nhà trồng nấm, được sử dụng các trang thiết bị hiện đại mà bản thân DN bà “khó lòng đầu tư nổi”… Những hỗ trợ đó đã giúp Nấm Việt giảm thiểu được những rủi ro và áp lực về tài chính trong giai đoạn đầu hoạt động.
Không chỉ Nấm Việt, Công ty TNHH Thương mại Vuông Tròn cũng là một DN gặp rất nhiều khó khăn trong bước đầu khởi nghiệp. Đến nay, sau khi nhận được những hỗ trợ từ chương trình, Vuông Tròn dần dần phát triển ổn định và đạt doanh số khoảng 3 tỷ đồng/năm.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động ươm tạo DN nông nghiệp ở TP.HCM hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này còn mới và chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như nguồn vốn tài trợ cho chương trình đang khá khiêm tốn.
Có thể bạn quan tâm
Dám nghĩ, dám làm, “người lính Cụ Hồ” Nguyễn Văn Bảy ( 53 tuổi, phường 1, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã dồn tất cả vốn liếng tích cóp nhiều năm của gia đình, phá bỏ vườn cà phê 5 sào đang cho thu hoạch, thậm chí bỏ cả “ghế” quản đốc tại một công ty hoa lan để về “đầu tư” vào mô hình trồng lá cảnh.
Chỉ sau một đêm 15 rạng sáng 16.5, hơn 60ha lúa hè thu của 4 xã thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình) gồm Gia Thanh, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Tân bỗng nhiên bị bạc trắng đầu bông hàng loạt khiến hàng trăm hộ dân tại đây điêu đứng.
“Mục tiêu mà các cán bộ, kỹ sư của Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp Quảng Nam hướng đến là nghiên cứu để tạo ra những giống cây - con có chất lượng tốt, năng suất cao nhằm giúp nông dân (ND), đặc biệt là đồng bào dân tộc ở vùng núi để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo…” - ông Nguyễn Đình Vương - Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam chia sẻ.