Cải Xoong: Thực Phẩm Thanh Nhiệt
Không phải ai cũng thấy ngon miệng với mùi vị đặc trưng của xà lách xoong. Tuy vậy, xà lách xoong là loại rau luôn nằm trong top đầu nhóm thực phẩm thanh nhiệt.
Cải xoong hay xà lách xoong, là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh thuộc họ rau cải, có vị hăng cay nhẹ. Tương truyền khi đi tìm nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ ngành y) đã chọn nơi mọc đầy những cọng cải xoong xanh tươi, bởi đó là loại thuốc chữa được nhiều bệnh nhất, dễ trồng nhất.
Cải xoong giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Cải xoong cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm... Đặc biệt, cải xoong có một thành phần vô cùng quý giá trong việc kháng viêm, chống dị ứng, ngăn ngừa lão hóa, đó là hợp chất quercetin.
Cải xoong không những ăn ngon miệng mà còn có tác dụng tẩy độc, lợi tiểu. Cải xoong cũng có tác dụng thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu. Món rau cải xoong nấu với cá tươi vừa ngon, mát, có tác dụng giải nhiệt, phòng nhiệt, lợi tiểu, lại vừa cầm máu, chữa bệnh phổi.
Rau cải xoong có thể kết hợp được nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ các loại thịt đến các loại hải sản. Bạn cũng có thể đa dạng trong khâu chế biến như ăn sống, làm gỏi, nhúng lẩu, luộc hay nấu canh... Một mách nhỏ quan trọng cho việc chế biến cải xoong là không nên nấu ở nhiệt độ quá cao, nếu không dưỡng chất trong cải xoong sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Những ngày mùa hè, tô cảnh cải xoong thịt bò không những giải đi cái nắng, cái nóng của thời tiết mà còn rất hiệu nghiệm với những người mắc bệnh nhiệt lợi, lưỡi, môi, trong khoang mũi có mụn nhọt...
Người bị giun sán ngại uống thuốc hay bị dị ứng với thuốc có thể thay bằng một bát nước ép cải xoong. Loại nước ép rau này cũng có tác dụng tốt với các bệnh đờm ở phổi, viêm phế quản, ho dài ngày...
Với những người bị sạn mật hay sỏi thận, dùng cải xoong phơi khô, sắc nước uống liên tục sẽ giúp giảm đau. Thực đơn canh cải xoong, phổi heo vào buổi sáng, gỏi cải xoong với thịt bò vào buổi chiều cũng được áp dụng để bồi dưỡng cơ thể, tăng sức đề kháng cho những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh lao.
Mà ngẫm ra, tuy có vị hăng hăng hơi khó chịu, nhưng cải xoong giòn ngọt vẫn xứng đáng là món khoái khẩu của nhiều người, đó là chưa kể những công dụng thần kỳ của nó. Màu xanh mát của cải xoong, vì thế, hẳn không chỉ để ngắm!
Có thể bạn quan tâm
2Lúa giới thiệu cách trồng Cải Ngọt. Cải ngọt thường bị một số sâu bệnh như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh ruồi đục lá, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh chết cây con...
Cải Xanh trồng được trên nhiều loại đất miễn là tưới tiêu tiêu thuận lợi. Tuy nhiên đất nhiều cát, trồng mùa mưa nhất thiết phải dùng giống chịu mưa và nếu có thể được, nên dùng rơm phủ hoặc lưới nylon che để hạn chế đất cát bắn lên lá và hạn chế sâu bệnh cỏ dại
Xà lách xoong rất giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Nó cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm
Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm.
Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 17/3/2004 phản ánh "hiện tượng lạ ở Lâm Đồng nông dân trồng bắp cải chỉ sau 3 tuần lại bắt đầu tạo củ". Để làm rõ vấn đề trên, Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 12/4/2004 cho biết hiện nay các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phối hợp cùng đánh giá rõ về mức độ thiệt hại, tìm biện pháp phòng trừ bệnh gây sưng rễ cải bắp