Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông
Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.
Bắp được thu hái trái, để lại thân, lá và gốc rễ. Do việc dọn cây bắp mất nhiều công lao động nên một số nơi bà con ngại trồng bắp lai luân canh lúa. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng phụ phẩm này và biết cách làm đất thì vụ lúa sau sẽ có hiệu quả hơn. Ví dụ, thân lá bắp có thể được chặt sát gốc dùng ủ thức ăn nuôi bò.
Có thể ủ chua thân cây tươi rồi dùng thức ăn ủ chua nuôi bò rất có hiệu quả, tăng lợi nhuận. Hoặc có thể dùng thân lá cây bắp ủ phân bón lại cho lúa hay hoa màu khác. Trường hợp khác, có thể chặt thân bắp làm 2 - 3 đoạn và dùng máy cày vùi tại ruộng sẽ giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.
Đối với những cây màu họ đậu, cây mè… thì việc dọn tàn dư cây trồng không tốn nhiều công như bắp vì một phần thân lá đã được cắt khi thu hoạch trái. Sau khi dùng máy ra hạt, phế phẩm còn lại có thể dùng ủ phân hữu cơ. Nhằm giúp phân hủy nhanh thân cây bắp, đậu, mè… vừa thu hoạch, nên áp dụng chế phẩm nấm trichoderma.
Nấm này có tác dụng phân hủy cellulose, xác bã thực vật, gốc rạ, phân giải hợp chất lân khó tan thành dễ tiêu. Hòa nước tưới 10gr/bình 16 lít. Nếu rải gốc dùng 3 - 5kg/ha. Có thể trộn với bất kỳ loại phân bón lót để bón. Hoặc có thể phun, dùng 50gr/bình 16 lít xịt đẫm bề mặt ruộng.
Sau khi xử lý trichoderma nên phơi đất càng lâu càng tốt, rồi tiến hành cày vùi gốc, rễ và làm tơi đất cho việc trồng lúa. Có thể cày/xới một lần và bơm nước vào trục nhận gốc, rễ, thân, lá các loại cây màu và sạch cỏ dại để gieo sạ lúa. Bón phân cho lúa thu đông ở ĐBSCL mức bón trung bình cho 1ha là 80+40+30 (N-P2O5-K2O; kg phân nguyên chất/ha).
Tương đương 174kg urea + 243kg super lân + 50kg KCL. Nên dùng loại phân lân Văn Điển, vì phân này có cả canxi để vừa giảm phèn, mặn cho ruộng lúa, vừa phân hủy xác bã thực vật tốt hơn. Chia lượng phân làm 3 lần bón. Lần 1 khoảng 7 - 10 NSS (ngày sau sạ). Lần 2 khoảng 18 - 22 NSS. Lần 3 từ 30 - 35 NSS.
Đối với lúa từ 95 - 100 ngày thì bón 3 lần là: 7 - 10 NSS; 22 - 25 NSS và 40 NSS. Chú ý đất sau trồng màu luân canh và được vùi thân lá hữu cơ sẽ giúp lúa phát triển tốt. Nên dùng bảng so màu lá (nhìn lá bón phân) để tiết kiệm chi phí phân đạm.
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, từ 16-1 đến nay, trung bình mỗi ngày người chăn nuôi trong tỉnh cung ứng cho thị trường gần 1,7 triệu quả trứng gà/ngày, tăng khoảng 330 ngàn quả/ngày so với thời điểm đầu tháng 1-2014.
Với người Việt Nam, gà là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu, trong số những sản vật quý hiếm thường dùng để cung tiến cho vua chúa ngày xưa
Theo báo cáo nhanh của Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh ngày 22-1-2014 về tình hình dịch bệnh trên gia cầm tại xã Bình Minh (Bù Đăng, Bình Phước), sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng cúm A/H5N1 của bệnh nhân tử vong Hoàng Văn Minh, trú tổ 2, chi cục đã khảo sát lấy mẫu đi xét nghiệm đối với gia cầm trong vùng.
Sáng 28-1, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, cho biết giá thịt heo gà thương lái vào các trại mua tăng từ 1-2 ngàn đồng/kg so với cách đây 2 ngày. Cụ thể, giá heo hơi khoảng 48-49 ngàn đồng/kg, giá gà tam hoàng 39-40 ngàn đồng/kg. Giá heo, gà tăng nhẹ song đầu ra vẫn bình thường chưa có dấu hiệu hút hàng.
Chế phẩm sinh học này trộn lẫn với bột cám ngô, gạo, thóc, sắn, đậu tương, các loại khô dầu (lạc, cải…), bột cá và nước sạch để làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.