Cai sữa cho lợn lúc 21 hay 28 ngày tuổi
Về phía con mẹ, thời gian 21 ngày đủ để tử cung phục hồi, chuẩn bị đón lần chửa sau.
Nếu cai sữa trước 21 ngày, tỷ lệ thụ thai sẽ giảm, tỷ lệ trứng thụ tinh cũng giảm và tỷ lệ phôi chết tăng.
Về phía lợn con, chức năng giải phẫu của ống tiêu hoá và hệ thống enzyme để tiêu hoá các nguồn carbohydrat và protein không phải sữa chỉ thực hiện được khi lợn đạt 3 tuần tuổi.
Ngoài ra khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào sữa của lợn mẹ trong khoảng 3-4 tuần đầu sau đẻ, chỉ sau tuổi này lợn con mới có miễn dịch chủ động và đủ khả năng để chống lại các loại vi khuẩn bệnh xâm nhập.
Khối lượng cai sữa của lợn con cần phải vượt trên 6,5kg và để có khối lượng này, tuổi cai sữa phải bắt đầu từ ngày thứ 21.
Để cho lợn trong một ổ có khối lượng đồng đều, người ta có thể cho cai sữa theo những ngày khác nhau.
Những con có tầm vóc lớn cho cai sữa 21-24 ngày, còn những con tầm vóc nhỏ cai sữa xung quanh 26-30 ngày.
Tất nhiên cách này khó thực hiện trong sản xuất và thường chỉ được các cơ sở chọn giống áp dụng.
Như vậy cai sữa 21 ngày là một biện pháp giúp lợn con có đủ khả năng sống bằng thức ăn rắn và sống độc lập không phụ thuộc vào mẹ.
Cai sữa 21 ngày đã trở thành quy trình chăn nuôi lợn ngoại của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, gần đây người ta nhận thấy rằng cai sữa 21 ngày tuy làm tăng được số lứa đẻ của lợn nái trong năm, nhưng tổng lượng thịt mà một lợn nái sản xuất trong một năm thì lại không bằng cai sữa 28 ngày, ngoài ra lợn sau cai sữa khoẻ mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hoá hơn.
Kết quả theo dõi của công ty giống lợn JSR của Anh cho biết (theo JSR Technical mamual-1999):
Lợn cai sữa 21 ngày hay 28 ngày có khối lượng lần lượt là 6,8kg và 7,7kg; khi lợn đạt 133 ngày, khối lượng ứng với tuổi cai sữa 21 ngày hay 28 ngày lần lượt là 96,3kg và 103,6kg.
Tương ứng với tuổi cai sữa 21 ngày hay 28 ngày, số lứa đẻ của một lợn mẹ mỗi năm là 2,41 và 2,31.
Trừ mọi hao hụt do bệnh tật, chết hay loại thải, mỗi lợn nái sản xuất 10 lợn thịt/lứa/năm.
Như vậy, cứ 100 lợn nái thì mỗi năm sản xuất một lượng thịt xẻ (tỷ lệ thịt xẻ 75%) như sau:
+ Đối với lợn cai sữa 21 ngày:
100 lợn mẹ x 2,41 lứa x 10 lợn thịt/lứa x 96,3kg x 75% = 174.062kg
+ Đối với lợn cai sữa 28 ngày:
100 lợn mẹ x 2,31 lứa x 10 lợn thịt/lứa x 103,6kg x 75% = 179.487kg
Bảng 1 dưới đây tóm tắt lại những kết quả trên:
Cai sữa 21 ngày
| Cai sữa 28 ngày
| |
Khối lượng lợn khi cai sữa (kg) Khối lượng 35 ngày (kg) Khối lượng 63 ngày (kg) Khối lượng 133 ngày (kg) Số ngày chửa Số ngày tiết sữa nuôi con Số ngày chờ phối Tổng (ngày) Số lứa/lợn nái/năm Số lợn thit sản xuất/lứa/năm Số lợn thịt sản xuất/100 lợn nái/năm Sản lượng thịt hơi/100 lợn nái/năm (tấn) Tỷ lệ thịt xẻ (%) Sản lượng thân thịt/lợn nái/năm (tấn)
| 6,8 18,9 36,9 96,3 115 21 15 151 2,41 10,0 2410,0 232,083 75,0 174,062
| 7,7 22,4 42,2 103,6 115 28 15 158 2,31 10,0 2310,0 239,316 75,0 179,487 |
Có thể bạn quan tâm
Phân tích số liệu của các dòng bố và mẹ riêng biệt của một giống cho thấy mối liên hệ di truyền giữa tỷ lệ sống của lợn con, số con/lứa đẻ và các tính trạng sản xuất, mang hy vọng cải thiện tỉ lệ sống qua nhân giống.
Những đợt tiếp theo còn gọi là lứa rạ nên dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho hiệu quả kinh tế cao.
Lợn con sau cai sữa do bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh lại bị hiện tượng Strees do thay đổi điều kiện sống nên sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý tỷ lệ tử vong sẽ cao.