Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân

Cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch lúa xuân
Tác giả: Thạc sĩ Mai Thị Thu Hương
Ngày đăng: 05/07/2016

Hiện nay thu hoạch lúa xuân chủ yếu là cắt lưng cây lúa bằng máy hoặc gặt tay, lượng rơm rạ là rất lớn. Nhiều người dân đã xử lý rơm rạ bằng cách đốt, gây khói bụi ô nhiễm.

Theo nghiên cứu, nếu sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ sẽ giúp tận dụng nguồn hữu cơ, hạn chế lúa mùa bị ngộ độc hữu cơ vận dụng được nguồn rơm rạ này làm phân bón thì rất tốt cho vụ mùa. Ngược lại, nếu không xử lý tốt, rơm rạ không kịp ngấu, lúa mùa dễ bị ngộ độc hữu cơ, là nguyên nhân gây bạc lá lúa mùa.

Để không bỏ phí nguồn hữu cơ quan trọng này đồng thời kịp làm đất để cấy lúa mùa, bà con có thể áp dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ đang có trên thị trường như Sumitri, phân vi sinh Azotobacterin, AT-YTB... Cách làm như sau:

Chế phẩm Sumitri

Thành phần gồm axít humic, axít fluvic, Trichoderma, có tác dụng phân hủy nhanh rơm rạ và các chất hữu cơ, hạn chế các vi sinh vật gây hại.

Lượng dùng: 1 gói 125 g/sào Bắc Bộ (360m2).

Cách sử dụng: Trộn đều chế phẩm với phân bón hay cát sạch, sau đó rắc đều hỗn hợp vừa trộn vào ruộng rạ rồi cày lồng dập rạ. Giữ nước 7-10 ngày rồi bừa cấy.

Phân vi sinh Azotobacterin

Là loại phân kết hợp nhiều chủng vi sinh vật hữu ích, khi rắc vào gốc rạ có tác dụng phân giải nhanh các chất xơ như rơm rạ, làm đất tơi xốp, thoáng khí, giảm được hiện tượng ngộ độc hữu cơ thường xảy ra trong vụ mùa.

Lượng dùng: 7 - 10 kg/sào Bắc Bộ.

Cách sử dụng: Sau khi thu hoạch rắc mỗi sào 7 - 10kg phân vi sinh rồi tiến hành cày dầm hoặc lồng dập rạ. Giữ nước 5 - 7 ngày là bừa cấy được.

Chế phẩm AT-YTB

Thành phần: Bao gồm nhiều vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm... Có tác dụng phân hủy nhanh rơm rạ, chất hữu cơ để tạo mùn làm đất tơi xốp.

Lượng dùng: 200 g/sào Bắc Bộ.

Cách sử dụng: Rắc đều chế phẩm AT-YTB trên bề mặt ruộng đã ngâm nước, sau đó bừa ngả vi sinh vật sẽ được trộn đều vào rơm rạ, bùn cấy. Sau 5-7 ngày là có thể bừa cấy được.


Có thể bạn quan tâm

Vụ cá chết ở miền Trung sẽ có thêm chính sách hỗ trợ ngư dân Vụ cá chết ở miền Trung sẽ có thêm chính sách hỗ trợ ngư dân

“Trong tuần sau, Bộ NNPTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, phát triển bền vững đối với ngư dân ven biển 4 tỉnh miền Trung” - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám chia sẻ với NTNN/Dân Việt như vậy ngay sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân làm cá chết và hướng khắc phục sự cố này.

04/07/2016
Đưa chính sách đến sát nông dân Đưa chính sách đến sát nông dân

Hiện nay, các chính sách cho nông dân, nông nghiệp không thiếu, nhưng lại có rất ít chính sách “đi được vào đời sống”, đặc biệt là “đến tay” người nông dân. Đó chính là nội dung đã được các chuyên gia, nhà khoa học, nhà báo trao đổi tại hội thảo “Nhà báo và vấn đề chính sách cho nông dân” tổ chức ngày 30.6.

04/07/2016
Giao Thủy (Nam Định) phát triển nuôi ngao bản địa theo hướng bền vững Giao Thủy (Nam Định) phát triển nuôi ngao bản địa theo hướng bền vững

Những năm qua, xác định kinh tế biển là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Huyện ủy Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã ban hành Nghị quyết chuyên đề “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển giai đoạn 2011- 2015”, UBND huyện Giao Thủy xây dựng Đề án phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020. Kết quả, đến nay, toàn huyện đã quy hoạch và đưa 5.241ha bãi bồi ven biển vào nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi ngao chiếm gần 30%.

04/07/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.