Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu
Tác giả: Vy Vy (tổng hợp)
Ngày đăng: 15/11/2017

Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình.

Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó

Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae) và có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.

Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào.

Kỹ thuật trồng cây

Người dân có thể trồng cây lá lốt quanh năm. Lá lốt có thể phát triển trên nhiều chân đất, nhưng tốt là ở đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng. Người trồng có thể lên liếp với tỉ lệ sau:15 cm x chiều dài vườn x 1,2 m; khoảng cách giữa các liếp khoảng 3 cm.

Người dân có thể trồng cây lá lốt trong thùng xốp để tiết kiệm không gian

Sau đó, bà con chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20 – 30 cm để giâm. Người dân giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hằng ngày, cây cần được tưới nước 2 lần. Lượng phân bón cho 1.000 m2 được tính như sau: bón lót gồm hỗn hợp phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35 kg; bón thúc: phân Urê 10 – 12 kg.

Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch

Lá lốt là loại cây trồng ít sâu bệnh hại. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy đầu lá nhưng sản phẩm thu được từ lá lốt thường là những lá non, do đó công tác bảo vệ thực vật trên cây tương đối nhẹ.

Cây lá lốt rất ít bị sâu bệnh

Sau khi trồng khoảng 1 tháng, người trồng có thể thu hoạch lá lốt. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà bà con có thể cắt nguyên đoạn thân (chừa lại 10 – 15 cm để cho cây tái sinh) hoặc hái lá.

Công dụng của lá lốt

Ngoài công dụng làm rau ăn, lá lốt còn được làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, đi ngoài lỏng. Trong chế biến món ăn, lá lốt tươi luộc chung với các rau khác thường có mùi thơm, nồng.

Chả lá lốt là món ăn truyền thống của người Việt Nam

Loài thực vậy này thường được làm gia vị khi nấu canh với mít, chuối, cua, ốc, ba ba, xào với thịt trâu, thịt bò, gói chả nướng, thịt nướng. Thành phần dinh dưỡng trong lá lốt gồm: Nước 86,5g, Protein 4,3g, Gluxit 5,4g, Xơ 2,5g, Tro 1,3g, Canxi 260mg, Photpho 980mg, Sắt 0,4mg, Caroten 8,1mg, Vitamin C 34mg.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng đơn giản và cho năng suất cao Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng đơn giản và cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng cây Đinh lăng sao cho hiệu quả chỉ cần thời gian, cách chăm sóc tỉ mỉ và quá trình nhân giống giúp giảm chi phí về sau là bà con có thể yên tâm

15/11/2017
Thực hiện quy trình chăm sóc sau trồng để đinh lăng cho năng suất cao Thực hiện quy trình chăm sóc sau trồng để đinh lăng cho năng suất cao

Thực hiện quy trình chăm sóc sau trồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng là rất cần thiết để tăng năng suất đinh lăng.

15/11/2017
Mô hình chăn nuôi tổng hợp cho năng suất cao, lợi nhuận lớn Mô hình chăn nuôi tổng hợp cho năng suất cao, lợi nhuận lớn

Mô hình chăn nuôi tổng hợp nhiều loại động vật hoặc kết hợp trồng trọt với chăn nuôi đã và đang mang lại năng suất thu hoạch cao, nguồn thu nhập lớn

15/11/2017