Trang chủ / Cây ăn trái / Cóc

Cách trồng, chăm sóc cây cóc Thái trong chậu

Cách trồng, chăm sóc cây cóc Thái trong chậu
Tác giả: Ngọc Ngân
Ngày đăng: 01/09/2016

  Cây cóc Thái có tên khoa học là Spondias mombin thuộc họ Điều Anacardiaceae.

1. Nhân giống và đất trồng cây cóc Thái

Cây cóc Thái có thể trồng bằng hạt sau khi ăn quả chín nhưng cây sẽ lâu cho quả, người ta nhân giống bằng phương pháp chiết cành hay ghép cành sẽ cho cây giống ra hoa ra quả sau 6-8 tháng chăm sóc.

Cây cóc Thái thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu đất trồng cây đảm bảo thoát nước tốt và có bổ sung thêm ít phân hữu cơ hoai mục như phân bò hoai, phân trùn quế…thì cây phát triển nhanh hơn, Có thể mua đất sạch hay giá thể bán sẵn trên thị trường hoa  cảnh để trồng cây.

Chọn chậu trồng cây cóc tại nhà nên chọn chậu có kích thước miệng chậu từ 35-40 cm, cao từ 30-50 cm để cây cóc Thái có thể sinh trưởng lâu dài cho nhiều cành nhánh và cho nhiều quả.Nhớ dùng gạch hay gỗ kê đáy chậu trồng cây giúp thoát nước tốt.

2. Chăm sóc và bón phân cho cây cóc Thái trồng trong chậu

Vì cây trồng trong chậu nên cần tưới nước chậm để nước vào chậu đủ ngấm xuống dưới bộ rễ cây, đất trồng cây có đủ dinh dưỡng thì cây cóc Thái lớn lên rất nhanh và lá cây xanh mơn mởn trông rất thích.

Nên tưới nước vào buổi sáng, nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm vào buổi chiều.

Khoảng 1,5-2 tháng sau khi trồng cây cóc Thái vào chậu, rễ cây ra nhiều cần phải thêm đất vào mặt chậu lớp từ 2-3 cm, và rải thêm muỗng cà phê nhỏ phân hạt NPK 16.16.8 hoặc NPK 5.15.25 hay DAP vào xung quanh gốc cây rồi tưới đẫm nước ( có thể dùng luân phiên)

Bón định kỳ hai đợt như thế một tháng 2 đợt, một đợt đất mặt và đợt phân hạt.

Cây cóc Thái có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng một phần, cây đủ ánh nắng sẽ cho quả nhiều hơn.

3. Phòng trừ sâu bệnh cây cóc Thái trồng chậu Cây cóc Thái ít khi bị sâu bệnh nhưng khi thiếu nước vì tưới không đủ, cây dễ bị rệp muội vào ngọn cây làm cho vàng lá và khô cành dần.

Trường hợp mưa kéo dài trời âm u thì dễ bị bọ hút chích làm xoắn lá non.

Khi gặp các trường hợp trên không cần dùng thuốc trừ sâu mà dùng kéo bén cắt bỏ hết những nhánh bị hư cành khô, cách ly hết nguồn lây sâu bệnh, sau đó bón thêm ít phân trùn quế trộn với giá thể một lớp đất mặt 3-4 cm là cây lại cho nhánh lá mới.

Khi thu hái quả cóc Thái nhớ dùng kéo hay dao cắt hết quả trong chùm, sau đó cắt thu bớt nhánh cây đã cho quả để dưỡng sức cho cây cóc ra đợt quả mới.

Sau mỗi đợt hái quả nhớ bón thêm lớp đất mặt và phân hạt theo như hướng dẫn.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cóc Thái Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cóc Thái

Cóc Thái là loại trái cây đặc trưng của Nam Bộ với vị chua chua, ngọt ngọt. Có lẽ vì vậy mà cách ăn Cóc Thái cũng khá đặc biệt. Nhiều người thích loại trái cây này đã lâu nhưng có thể chưa hiểu hết về cách trồng cũng như chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ vấn đề đó.

01/09/2016
Trồng Cóc Thái Trồng Cóc Thái

Cóc Thái có vị chua, giòn, mềm, nhất là cóc non. Cóc Thái dễ thích nghi với nhiều loại đất và cũng không đòi hỏi kỹ thuật quá cao như các loại cam, qúyt, xoài, bưởi…

01/09/2016
Kĩ thuật trồng Cóc Thái Kĩ thuật trồng Cóc Thái

Cây cóc Thái (Spondias cytherea), cây ăn quả nhiệt đới lâu năm, họ Điều (Anacardiaceae). Giống Cóc thái đươc chuyển từ miền nam đang bán ở Trung tâm là cây ghép cho ngay sau 9 tháng trồng

01/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.