Cách Phòng Chống Bệnh Hoại Gan Tụy Cho Tôm Nuôi

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, kết quả kiểm tra môi trường nước và bệnh trên tôm nuôi gần đây cho thấy, vi khuẩn Vibrio có mặt ở hầu hết các mẫu nước sông và mẫu nước ao nuôi, khi hàm lượng oxy trong ao thấp, tôm sẽ ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến dư thừa thức ăn trong ao, tích tụ khí độc…
Các yếu tố này tác động ngược trở lại tôm nuôi, làm tôm yếu dần và dễ nhiễm các loại bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra, đặc biệt là bệnh phân trắng, bệnh hoại gan tụy cấp làm tôm chết rải rác đến hàng loạt ở một số ao nuôi trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam khuyến cáo người nuôi cần xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp trị bệnh thích hợp cho tôm nuôi.
Khi phát hiện tôm trong ao bị nhiễm bệnh gan tụy, cần áp dụng các biện pháp sau đây: sử dụng thuốc sát trùng để xử lý nước, đảm bảo mật độ Vibrio parahaemolyticus < 400 cfu/ml; quản lý các yếu tố môi trường thích hợp, chạy quạt 24/24 giờ, tăng cường sử dụng khoáng, men vi sinh trong ao nuôi…
Có thể bạn quan tâm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá trị thương phẩm cao. Trước đây, loại cá này chủ yếu được đánh bắt, khai thác từ tự nhiên.

Tình trạng cá trong các ao nuôi bị trúng độc hoặc nổi đầu, dẫn tới cá chết hàng loạt diễn ra khá thuyền xuyên ở nhiều địa phương, anh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả nuôi.

I. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Ở Cá - Sự có mặt của mầm bệnh: Vi rút, vi khuẩn, nấm… - Sức khỏe vật nuôi: cá yếu không đề kháng được các tác nhân gây bệnh. - Do điều kiện môi trường.

I. Kỹ Thuật Sinh Sản 1. Chuẩn bị cá bố mẹ Cá bố mẹ phải có trọng lượng trên 1,5kg, từ 3 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, không bị thương tật và xây sát.

Việc kiểm tra tốc độ sinh trưởng cũng như sức khỏe của cá để phát hiện bệnh dịch là rất khó khăn. Vậy để nuôi cá đạt hiệu quả tốt, ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật nuôi, người nuôi còn phải theo dõi hoạt động của cá để phát hiện bệnh dịch, kịp thời có biện pháp điều trị thích hợp.