Cách Làm Mới Cứu Lúa Trên Đất Nuôi Tôm
Theo khuyến cáo của ngành chức năng, cây lúa chỉ sống và phát triển được ở độ mặn dưới 2%o. Năm nay, lượng mưa ít, công tác rửa mặn để gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Nhiều nông dân nghĩ ra cách làm mới, không cấy lúa theo kiểu truyền thống mà chuyển sang nhổ mạ để gốc còn nguyên đất cấy xuống vuông tôm. Cách làm này bước đầu mang lại hiệu quả.
Anh Nguyễn Văn Hiền, nông dân xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, cho biết: "Năm nay lượng mưa ít, nhiều lần cấy thử lúa trên đất nuôi tôm đều thất bại, tôi chuyển sang bứng mạ để gốc còn nguyên đất cấy xuống đất vuông thì cây lúa sống và phát triển. So với cách làm truyền thống, cách làm mới này tốn nhiều công lao động nhưng mang lại hiệu quả, khắc phục được khó khăn về thời tiết hiện nay".
Sau nhiều tháng nắng hạn gay gắt, độ mặn trong vuông tăng cao, có lúc lên trên 45%o. Nước mặn ngấm sâu vào lòng đất, mưa ít, chỉ rửa mặn được trên mặt đất, còn dưới mặt đất, độ mặn còn nhiều. Nên khi cấy gốc lúa xuống sâu gặp mặn rễ lúa không phát triển được. Sau đó lại gặp nắng, nước sắc xuống, độ mặn tăng cao, dẫn đến lúa chết.
"Khi bứng mạ, gốc lúa còn nguyên đất nên khi gieo cấy cây lúa không mất sức, do đó sẽ phát triển", anh Nguyễn Văn Hiền giải thích.
Theo kế hoạch vụ mùa năm nay toàn tỉnh gieo cấy 43.000 ha lúa trên đất nuôi tôm. Đến thời điểm này bà con gieo cấy được gần 10.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Cái Nước, Thới Bình, Phú Tân... Tuy nhiên, lượng mưa ít, việc rửa mặn gặp nhiều khó khăn, độ mặn tăng cao, gây thiệt hại nhiều nơi. Nhiều nông dân nghĩ ra cách làm mới như anh Nguyễn Văn Hiền và kết quả khả quan, cây lúa phát triển tốt.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tranh, Trưởng Phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT, cho biết: "Do chưa có công trình nghiên cứu nào về cách làm trên nên chúng tôi không thể khuyến cáo bà con nông dân làm theo cách này".
Trước những diễn biến xấu của thời tiết, gây nhiều khó khăn trong sản xuất, đồng chí Lê Dũng, Giám đốc Sở NN&PTNT khuyến cáo, bà con nông dân chỉ nên gieo cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi rửa được mặn vào đầu vụ và ngăn được mặn, giữ được ngọt vào cuối vụ. Còn những nơi không đủ điều kiện thì để mạ lại trên bờ vuông, liếp để tránh thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm
Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.
Ở Việt Nam, nhện gié được ghi nhận gây hại trên lúa ở Thừa Thiên - Huế (Ngô Đình Hòa, 1992), ở vùng Hà Nội (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Trong vòng 5 năm trở lại đây có sự gia tăng rõ rệt mức độ gây hại ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc (Nguyễn Văn Đĩnh và Vương Tiến Hùng, 2007). Đây là loài thường gặp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL) do vi-rút gây bệnh lúa cỏ có tên RGSV (Rice Grassy Stunt Virus) và vi-rút RRSV (Rice Ragged Stunt Virus) gây ra. Trong đó, rầy nâu là môi giới truyền bệnh cho lúa. Chính vì vậy, diệt rầy nâu là cách phòng trừ tốt nhất bệnh VL-LXL hiện nay.
Có thể sử dụng các giống lúa khác nhau để gieo thẳng. Trong thực tế, thường gieo thẳng các giống lúa ngắn ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt.
Nhện hại lúa có kích thước rất nhỏ. Quan sát kỹ sẽ thấy nhện tạo một lớp mạng bằng tơ rất mỏng. Nhện chích hút nhựa ở bẹ lá, cuống bông, cuống gié và vỏ bông lúa trước khi trỗ. Trên bẹ lá tạo thành những sọc thối đen kéo dài, làm bẹ lá có màu thâm nâu như bã trầu.